Hình thức và nội dung thực nghiệm.

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 119 - 121)

III.1. Tiến hành điều tra

1. Điều tra kết quả học tâp bộ môn, tỉ lệ học sinh yếu kém.

Điều tra kết quả ở 15 trường thuộc 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá năm học 2005 – 2006.

2. Tìm hiểu những biểu hiện, nguyên nhân, một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn hoá học.

- Đối tượng điều tra: Giáo viên trực tiếp giảng dạy, cán bộ quản lý các trường, học sinh yếu kém và phụ huynh của học sinh yếu kém môn hoá học.

- Số lượng điều tra: 56 giáo viên và 2 hiệu trưởng nguyên là giáo viên hoá học. 457 học sinh (197 học sinh lớp 10, 167 học sinh lớp 11, 93 học sinh lớp 12) thuộc đối tượng học sinh yếu kém. 84 phụ huynh của đối tượng học sinh yếu kém.

3. Khảo sát học sinh:

- Khảo sát học sinh để phân loại đối tượng dạy học: 135 học sinh của 3 lớp thực nghiệm và137 học sinh của 3 lớp đối chứng. Riêng lớp thực nghiệm, để đánh giá sát học sinh, ngoài kiểm tra trên giấy còn thực hiện vấn đáp.

- Khảo sát học sinh để so sánh, đánh giá tính sát thực, khả thi của đề tài. Khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: 135 học sinh của 3 lớp thực nghiệm và 137 học sinh của 3 lớp đối chứng.

Hình thức khảo sát: Trắc nghiệm khách quan.

III.2. Dự giờ

Dự giờ 18 tiết của 7 giáo viên các trường THPT.

III.3. Lên lớp giờ chính khoá

- Trực tiếp lên lớp 10 giờ chính khoá (4 giờ lớp 10, 4 giờ lớp 11, 2 giờ lớp 12).

- Trao đổi, góp ý giáo viên làm với sự theo rõ, kiểm tra của người nghiên cứu.

III.4. Giúp đỡ ngoài giờ: Phụ đạo, bổ túc cho 17 học sinh (rỗng kiến thức) ở lớp 10A1 và 10A2 ở trường THPT Quan Hoá 6 buổi.

Nội dung: Phụ đạo, bổ túc kiến thức Hoá học THCS cho học sinh.

- Trao đổi với cán bộ quản lý nhà trường về việc thực hiện dạy và học bộ môn, những việc đã làm được, những việc chưa làm được trong dạy và học bộ môn Hoá học, nguyên nhân.

- Trao đổi với giáo viên về thực trạng dạy và học môn hoá học ở các huyện miền núi hiện nay, những ý kiến xung quanh vấn đề tìm nguyên nhân và biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn hoá học để học sinh vươn lên đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập. Những kiến nghị, đề xuất của giáo viên.

Kết hợp giữa trao đổi cá nhân với việc tổ chức thảo luận chuyên đề trong sinh hoạt chuyên môn tại trường, sinh hoạt chuyên môn tập trung.

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w