Phương pháp sử dụng các bài tập cơ bản, bài tập thực tiễn để giúp đỡ học sinh yếu kém.

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 116 - 119)

học sinh yếu kém.

1. Phương pháp sử dụng các bài tập cơ bản nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém. sinh yếu kém.

Bài tập hoá học cơ bản là những bài tập hoá học có nội dung tái hiện, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học hoặc xây dựng kiến thức mới.

Bài tập hoá học cơ bản có tác dụng củng cố lý thuyết hoặc có tác dụng hình thành kiến thức mới.

Vì vậy, để phát huy vai trò, tác dụng của bài tập hoá học cơ bản cần phải có phương pháp sử dụng đa dạng và hợp lý : Bài tập hoá học cơ bản

không những thường được sử dụng sau khi học xong một bài, một chương hoặc một phần mà bài tập hoá học cơ bản cần phải được sử dụng trước khi nghiên cứu bài mới và trong các nội dung của bài mới nhằm mục đích bổ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kiến thức mới.

2. Phương pháp sử dụng các bài tập thực tiễn nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém sinh yếu kém

Bài tập hoá học thực tiễn là những bài tập hoá học có nội dung phản ánh những hiện tượng, những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học.

Bài tập hoá học thực tiễn có vai trò giúp học sinh nhận thức được những tác động của hoá học đối với đời sống và sản xuất, từ đó làm tăng hứng thú học tập của học sinh.

Vì vậy, bài tập hoá học thực tiễn cần dược sử dụng trong quá trình nghiên cứu bài mới là chủ yếu: Bài tập hoá học thực tiễn được sử dụng dưới dạng những câu hỏi nhỏ hoặc dưới dạng các phiếu học tập nhằm cung cấp những kiến thức hoá học có liên quan đến thực tiễn cho học sinh, hoặc những bài tập hoá học thực tiễn có tính chất vận dụng có thể được sử dụng ngay sau khi học xong kiến thức lý thuyết có liên quan.

3. Thiết kế một số bài giảng hoá học theo hướng hoạt động hoá nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém. nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém.

Xem phụ lục I

Kết luận chương II.

Đây là nội dung chính của đề tài. Trong chương này chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra 6 biểu hiện thường gặp, 4 nguyên nhân chính dẫn đến yếu kém của học sinh trong học tập môn hoá học, từ đó đưa ra một số biện

pháp giúp đỡ học sinh yếu kém để học sinh vươn lên có thể đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập hoá học, đó là :

1. Tạo động cơ, gây lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập bộ môn cho học sinh.

2. Thường xuyên gần gũi, chăm lo, động viên học sinh, chỉ dẫn, kèm cặp học sinh trong quá trình thực hiện.

3. Bù lấp kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém để các em kịp thời hoà nhập với lớp.

4. Đổi mới phương pháp dạy học

5. Dạy học sinh cách học trong đó có tự học: 6. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh.

Để thực hiện tốt các biện pháp trên, chúng tôi lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học cơ bản gồm bài ở chương Hoá học 10,11,12 nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng và hệ thống bài tập thực tiễn nhằm gồm bài ở chương Hoá học 10,11,12 làm tăng hứng thú học tập hoá học cho học sinh THPT.

Cùng với hệ bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế minh hoạ 6 bài giảng hoá học theo hướng hoạt động hoá nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém.

CHƯƠNG III

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 116 - 119)