Phần 1: Đại cương về kim loạ

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 61 - 64)

IV. Hệ thống bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức

Phần 1: Đại cương về kim loạ

Bài 1. Tính chất vật lý chung của kim loại ? Giải thích tính chất vật lý chung của kim loại.

Bài 2. Tính chất hoá học cơ bản của kim loại là gì ? Vì sao kim loại có tính chất đó ?

Bài 3. Kim loại dẫn được điện là do trong mạng tinh thể kim loại có : b) Các ion dương kim loại.

c) Các ion dương và các ion âm d) Các electron tự do

e) Các electron.

Hãy chọn đáp án đúng.

Bài 4. Liên kết kim loại là liên kết hoá học được hình thành do: A. sự góp chung electron của các nguyên tử kim loại

B. sự cho nhận electron giữa các nguyên tử kim loại

C. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các electron tự do.

D. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại này với cácion kim loại kia.

Hãy chọn đáp án đúng.

Bài 5. Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hoá học với môi trường xung quanh được gọi là :

A. sự ăn mòn kim loại. B. sự ăn mòn hoá học

C. sự ăn mòn điện hoá D. sự oxi hoá kim loại

Hãy chọn đáp án đúng.

Bài 6. Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp kim là liên kết nào trong các loại liên kết sau?

A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị.

C. liên kết cho nhận. D. liên kết kim loại.

Bài 7. Cho Cu dư ngâm vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch A. Sau đó ngâm Fe dư vào dung dịch A thu được dung dịch B (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Dung dịch B chứa chất hoặc cặp chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 B. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2

C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)3

Bài 8. Cho các cặp điện cực sau : Al – Fe, Cu – Fe, Zn – Cu, Fe – Fe3C tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì chất đóng vai trò là cực âm khi quá trình ăn mòn điện hoá xảy ra là :

A. Al, Cu, Zn, Fe. B. Al, Fe, Zn, Fe.

C. Al, Fe, Zn, Fe3C. D. Fe, Fe, Zn, Fe.

Hãy chọn đáp án đúng.

Bài 9. Có 4 mẫu kim loại :Ba, Mg, Fe, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng thì chỉ có thể nhận biết được những kim loại nào?

A. Ag B. Ba C. Ag và Ba D. cả 4 kim loại.

Bài 10. Có 5 dung dịch : CaCl2 , MgCl2 , FeCl3 , FeCl2 , NH4Cl dựng riêng biệt trong 5 bình mất nhãn. Dùng kim loại nào sau đây để phân biệt 5 dung dịch trên.

A. Na B. Mg C. Al D. Cu.

Hướng dẫn giải

2Na + 2H2O → 2NaOH +H2 ↑ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2NaOH + CaCl2 → Ca(OH)2 + 2NaCl ( vẩn đục)

2NaOH + MgCl2 →Mg(OH)2 ↓+ 2NaCl

(trắng)

3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓+ 3NaCl (đỏ nâu)

2NaOH + FeCl2 →Fe(OH)2 ↓+ 2NaCl

(trắng)

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O →4Fe(OH)3 ↓

(đỏ nâu)

NH4Cl + NaOH → NaCl + H2O + NH3 ↑(mùi khai) Đáp án A.

Bài 11. Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp sắt ở bề mặt ta cớ thể loại lớp sắt bằng dung dịch :

Bài 12. Thế nào là liên kết kim loại ? So sánh với liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.

Bài 13. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 . Fe vào dung dịch CuSO4 . a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.

b) So sánh tính oxi hoá của các ion Cu2+, Fe2+, Fe3+ .

Bài 14. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4 . Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8g.

a) Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn. b) Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.

c) Xác định nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4.

Bài 15. Hoà tan 18,4g hỗn hợp A gồm CuCl2 và FeCl3 có tỉ lệ mol là 1 : 2 vào nước được dung dịch B. Để điện phân vừa hết các muối trong dung dịch trên cần thời gian T.

a) Viết các phương trình điện phân.

b) Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catot khi điện phân một khoảng thời gian bằng 3/4 thời gian T.

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 61 - 64)