Phần 5: Nhóm Halogen

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 41 - 46)

IV. Hệ thống bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức

Phần 5: Nhóm Halogen

Bài 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố halogen là phương án nào sau đây?

A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np3 D. ns2np6

Bài 2. ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các halogen có số electron độc thân là bao nhiêu ?

A. 1 B. 3 C. 5 D. 7

Bài 3. Khả năng oxi hoá của các halogen theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là:

A. Tăng B. Giảm

C. Vừa tăng vừa giảm D. Không thay đổi

Hãy chọn đáp án đúng.

Bài 4. Phản ứng sau thuộc loại phản ứng gì ? Trong phản ứng Clo đóng vai trò là chất gì ?

Cl2 + H2O ⇔ HCl + HClO

Bài 5. Có những chất sau: KMnO4 , MnO2 , K2Cr2O7 và dung dịch axit clohiđric.

a. Nếu các chất oxi hoá có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng clo nhiều hơn?

b. Nếu chất oxi hoá có số mol bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được lượng clo nhiều hơn?

Bài 6. Cho khí clo vào một dung dịch chứa muối kali halogenua (không màu) ta thấy dung dịch từ từ bị hoá nâu. Thêm ít hồ tinh bột vào thì không thấy dung dịch bị đổi sang màu xanh biển. Giải thích hiện tượng trên bằng phản ứng và xác định tên của muối kali halogenua.

Bài 7. Cho các chất sau đây:

A. kali clorua. B. canxi clorua.

C. mangan đioxit. D. axit sunfuric đậm đặc

Đem trộn hai hoặc ba chất với nhau. Hãy cho biết phải trộn như thế nào để thu được :

- khí clo.

- khí hiđro clorua.

Viết phương trình phản ứng tương ứng.

Bài 8. Có bốn bình đựng một trong các khí: hiđro clorua; không khí; khí cacbonic; clo.

Không dùng đến phản ứng hoá học,làm thế nào nhận ra được bình chứa hiđro clorua.

Bài 9. Người ta làm nổ hoá hỗn hợp khí chứa: a. 54% hidro và 46% clo về thể tích .

b. 46% hidro và 54% clo về thể tích .

Hỗn hợp khí thu được trong mỗi trường hợp được dẫn vào bình chứa nước có pha thêm dung dịch quỳ xanh.Hỏi sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Giải thích.

Hướng dẫn giải

a. Dung dịch quỳ xanh chuyển thành màu đỏ . vì: H2 + Cl2 → 2HCl

HCl Hoà tan vào nước tạo thành dung dịch axit HCl làm cho quỳ xanh chuyển thành màu đỏ.

b. Dung dịch quỳ xanh chuyển thành màu đỏ sau đó chuyển sang không màu. Vì:

H2 + Cl2 → 2HCl (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HCl Hoà tan vào nước tạo thành dung dịch axit HCl làm cho quỳ xanh chuyển thành màu đỏ.

Cl2 (dư) + H2O → HCl + HClO

HClO Oxi hoá quỳ xanh từ màu đỏ thành không màu.

Bài 10. Hoà tan 1 mol hiđro clorua vào nước . Cho vào dung dịch 300 gam dung dịch natri hiđroxit 10%. Môi trường của dung dịch thu được là axit, trung hoà hay kiềm?

Bài 11. Có ba ống nghiệm đựng riêng biệt dung dịch trong chất sau đây: natri clorua, natri nitrat , axit clohiđric . Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết ba dung dịch đó.

Bài 12. Khi đun nóng muối kali clorat không có xúc tác thì muối này bị phân huỷ đồng thời theo 2 phương trình sau:

a. 2KClO3→ 2KCl + 3O2.

b. 4KClO3→ KCl + 3KClO4 (kali peclorat )

Hãy tính: - Bao nhiêu % khối lượng bị phân huỷ theo a?

- Bao nhiêu % khối lượng bị phân huỷ theo b?

Biết rằng khi phân huỷ hoàn toàn 73,5 gam kali clorat thì thu được 33,5 gam kali clorua.

Hướng dẫn giải

Số mol KClO3 : n = 12273,,55 = 0,6 mol

Số mol KCl tạo thành : n = 7433,,55 = 0,45 mol Số mol KClO3 phân huỷ theo a là x mol Số mol KClO3 phân huỷ theo a là y mol

xmol → xmol b. 4KClO3→ KCl + 3KClO4 ymol → 0.25ymol Ta có HPT: { 0,6 45 , 0 25 , 0 + = = + xyy x ⇒ { 0,4 2 , 0 = = x y

Phần trăm khối lượng KClO3 phân huỷ theo a là: 100% 6 , 0 4 , 0 = 67% Phần trăm khối lượng KClO3 phân huỷ theo b là 33%

Bài 13. Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong cùng một hỗn hợp được không?

a. Khí oxi và khí clo.

b. Khí hiđro iotua và khí clo.

c. Khí amôniac và khí hiđro clorua . d. Khí ozon và khí hiđrô iôtua.

Hãy giải thích và viết các phương trình phản ứng , nếu có.

Bài 14. Có bốn lọ bị mất nhãn đựng riêng biệt các muối: kali florua , kali clorua, kali bromua, kali iôtua. Hãy cho biết:

a) Cách nhận biết tên của muối đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

b) Từ những muối đã cho điều chế các halogen tương ứng và các hiđro halogenua tương ứng.

Bài 15. Vì sao không thể điều chế flo từ florua bằng phản ứng của florua với chất oxi hoá mà phải dùng phương pháp điện phân?

Bài 16. Có thể điều chế được nước clo nhưng không thể điều chế được nước flo. Tại sao?

Bài 17. Làm thế nào có thể phân biệt dung dịch natri florua và dung dịch natri clorua?

Bài 18. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Zn và ZnO cần dùng một lượng vừa đủ 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (d=1,19). Phản ứng giải phóng 5,6 l khí ở đktc.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Xác định khối lượng hỗn hợp A ban đầu.

Hướng dẫn giải a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O (1) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑(2) b. Xác định khối lượng hỗn hợp A ban đầu. - Số mol H2 tạo ra là: nH2 = 225,6,4 = 0,25 mol - Số mol HCl tham gia phản ứng là:

nHCl = 100,8∗1,19∗ 36100,5 361,5 ∗= 1,2 mol ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O (1)

x 2x

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑(2) 0,25 0,5 ← 0,25mol

Theo PT (1) và (2) ta có : 2x + 0,5 = 1,2 mol ⇒ x = 0,35 mol Vậy khối lượng hỗn hợp A ban đầu là:

mA = 0,25∗65 + 0,35∗81 = 44,6 (g).

Bài 19. Cho hỗn hợp A gồm 2 muối NaCl và NaBr tác dụng vừa đủ với

dung dịch AgNO3 , thu được khối lượng kết tủa đúng bằng khối lượng

AgNO3 tham gia phản ứng.

Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A ban đầu.

Hướng dẫn giải

Các phương trình phản ứng Hoá học xảy ra:

NaBr + AgNO3 → NaBr + AgBr↓ Theo định luật bảo toàn khối lượng:

m(NaBr, NaCl) + mAgNO3 = m(AgCl, AgBr) + mNaNO3 (m1) (m2) (m3) (m4)

⇔ m1 +m2 = m3 + m4

Theo bài ra m2 =m3

Vì khối lượng Ag+ trong m2 và m3 không đổi. Suy ra m −

3

NO = mCl− + m −

Br

Gọi số mol của NaCl và NaBr trong hỗn hợp A lần lượt là a và b. Ta có: 35,5a + 80b = 62(a + b) ⇒ b a = 0,679 hay a =0,679b. %mNaCl = NaBr NaCl NaCl m m m + 100% = 100% 103 5 , 58 679 , 0 5 , 58 679 , 0 b b b + ∗ ∗ =27,83% %mNaBr = 100 – 27,83 = 72,17%.

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 41 - 46)