IV. Hệ thống bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức
Phần 2: Định luật tuần hoàn
Bài 1. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIIA, nhóm IA và nhóm VIIA và cho biết tính chất hoá học đặc trưng của các nguyên tố trong mỗi nhóm.
Bài 2. Hãy khoanh tròn vào chữ Đ nếu đúng hoặc chữ S nếu sai đằng sau các câu sau :
a)Trong chu kỳ, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt
nhân tăng dần. Đ
S
b) Trong chu kỳ, các nguyên tố được xếp theo chiều khối lượng
nguyên tử tăng dần. Đ S
c) Trong chu kỳ, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên
tử tăng dần. Đ S
d) Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kỳ có số lớp electron bằng
nhau. Đ S
e) Trong chu kỳ, số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8 theo
chiều tăng của điện tích hạt nhân. Đ
g) Chu kỳ nào cũng mở đầu là một kim loại điển hình, và kết thúc là
một phi kim điển hình. Đ S
Bài 3. Biết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau, hãy cho biết vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn :
a) 1s22s1 c) 1s22s22p63s2
b) 1s22s22p5 d)1s22s22p63s23p6
Bài 4. Một nguyên tố thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó.
Bài 5. Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn, hãy cho biết:
- Là kim loại hay phi kim ? - Hoá trị cao nhất ?
- Công thức của oxit và hiđroxit. Chúng có tính chất axit hay bazơ ?
Bài 6. So sánh tính chất hoá học của Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Ca (Z = 20).
Bài 7. Dựa vào vị trí của nguyên tố Brom (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy cho biết:
- Là kim loại hay phi kim ? - Hoá trị cao nhất ?
Công thức của oxit và hiđroxit. Chúng có tính chất axit hay bazơ ?
Bài 8. So sánh tính chất hoá học của Brom (Z = 35) với Clo (Z = 17) và Iot (Z = 53).