Phần 3: Sắt và một số kim loại quan trọng.

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 70 - 72)

IV. Hệ thống bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức

Phần 3: Sắt và một số kim loại quan trọng.

Bài 1. Fe có số thứ tự 26 trong Bảng HTTH, ion Fe3+ có cấu hình electron ào trong các cấu hình electron sau đây ?

A. 1s22s22p63s23p6 4s23d3 B. 1s22s22p63s23p63d5

C. 1s22s22p63s23p63d6 D. 1s22s22p63s23p63d34s2

Bài 2. Trong các chất: O2 , H2O , Cl2 , S. Chất phản ứng với sắt luôn tạo được hợp chất trong đó sắt chỉ có hoá trị III là chất nào trong số các chất sau đây?

A. O2 B. H2O C. Cl2 D. S.

Bài 3. Cho Fe phản ứng với nước ta thu được chất rắn là: A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. FeO hoặc Fe3O4

Hãy chọn đáp án đúng.

Bài 4. Cho sắt vào dung dịch muối Cu2+ xảy ra phản ứng: Fe + Cu2+→ Fe2+ + Cu

Nhận xét nào sau đây không đúng :

A. Fe khử được Cu2+ B. Cu2+ oxi hoá được Fe

C. Cu không khử được Fe2+ D. Cu2+ không oxi hoá được Fe

Bài 5. Cho 4 kim loại: Mg , Al , Fe , Cu. Kim loại tác dụng được với

dung dịch HCl và NaOH mà không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc

nguội là chất nào trong số các chất sau đây?

A. Mg B. Al C. Fe D. Cu.

Bài 6. Kim loại X tác dụng với Clo thu được muối Y. Kim loại X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Z. Nếu cho kim loại X tác dụng với muối Y ta thu được muối Z. Vậy kim loại X là kim loại nào trong số các kim loại sau đây ?

A. Mg B. Al C. Fe D. Zn.

Đáp án C.

Bài 7. Trong quá trình sản suất gang, phản ứng:

Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2 xảy ra ở vị trí nào trong các vị trí sau đây?

A. Phần trên thân lò B. Phần giữa thân lò

C. Phần dưới thân lò D. Phần bụng lò.

Bài 7. Có 5 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 5 dung dịch: NH4Cl , FeCl2 , FeCl3 , MgCl2 , AlCl3 . Hãy chọn một thuốc thử thích hợp để nhận biết 5 dung dịch trên.

Bài 8. Chỉ dùng nước và dung dịch HCl, hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 4 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 4 chất : Na2O , Al2O3 , Fe2O3 , MgO.

Bài 9. Có 4 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 4 dung dịch : HCl , H2SO4 , BaCl2 , Na2CO3 . Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 4 dung dịch đó với điều kiện chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất.

Bài 10. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 26,05g hỗn hợp FeCl2 và AlCl3 cho đến khi thu được kết tủa có khối lượng không đổi thì ngừng lại. Lọc kết tủa đem nung trong không khí cho đến khi khối lượng không đổi thu được 8g chất rắn.

a) Viết các phương trình hoá học xảy ra.

b) Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. c) Tính thể tích dung dịch NaOH đã dùng.

Hướng dẫn giải

a) Viết các phương trình hoá học xảy ra

AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O (1)

FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl (2)

4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 →4Fe(OH)3 (3)

2Fe(OH)3  →to Fe2O3 (4)

b. Gọi só mol FeCl2 và AlCl3 trong hỗn hợp lần lượt là x và y. Ta có PT: 127x + 133,5y = 26.05

Theo PƯ 2,3,4 ta có: 0,5x = 1608 = 0,05 ⇒ x= 0,1 mol. Thay x vào PT trên ta được y = 0,1 mol

Vậy thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu là:

%mFeCl2 = 100% 05 , 26 127 1 , 0 ∗ = 48,75% %mAlCl3 = 100% 05 , 26 5 , 135 1 , 0 ∗ = 51,25%.

c. Theo PƯ 1,2 ta có: nNaOH =4x + y = 0,5 mol

⇒ VNaOH = 0,5 lit.

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w