IV. Hệ thống bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức
Phần 3: Nhóm Cacbon
Bài 1. Hai nguyên tố Cacbon và Silic có điểm giống nhau là phương án nào sau đây?
A. Đều có tính khử B. Đều có tính oxi hoá
C. Đều vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá
D. Có cùng cấu hình electron.
Bài 2. Tại sao CO rất kém hoạt động ở nhiệt độ thường?
Bài 3. Phản ứng sau thuộc loại phản ứng gì? Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng:
CO + Cl2→ COCl2
Bài 4. Liên kết C-O trong phân tử CO2 có phân cực không? Phân tử CO2 có phân cực không? Vì sao?
Bài 5. Có các chất: Ca(HCO3)2 , NaHCO3 , Na2CO3 ,C , CO , CO2 , CaCO3 .
Hãy lập một dãy biến hoá biểu diễn mối liên hệ giữa các chất đó. Viết các phương trình hoá học xảy ra trong dãy biến hoá trên.
Bài 6. SiO2 không tác dụng với chất nào trong số các chất sau?
A. NaOH nóng chảy B. Na2CO3 nóng chảy
C. H2O D. Dung dịch HF
Bài 7. Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 chất rắn màu trắng: CaCO3
,
Na2CO3 , NaNO3 . Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 3 chất rắn đó.
Bài 8. Có 4 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 4 chất rắn màu trắng: Na3PO4
Na2CO3 , NaNO3 , Na2SiO3. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 4 chất rắn đó.
Bài 9. Không dùng thêm hoá chất nào khác, trình bày cách nhận biết các dung dịch hoá chất sau: NaHCO3, CaCl2, Na2CO3,Ca(HCO3)2 .
Bài 10. Chỉ có nước và khí cacbon đioxit có thể phân biệt được 5 chất bột rắn sau đây không? NaCl, Na2CO3 , Na2SO4, BaCO3 , BaSO4. Nếu được hãy trình bày cách phân biệt.
Bài 11. Có 5 lọ mất nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: NaHSO4, KHCO3 , Mg(HCO3)2 , Na2SO3 , Ba(HCO3)2 . Trình bày cách nhận biết từng dung dịch chỉ được dùng thêm cách đun nóng.
Bài 12. Chia a gam hỗn hợp bột X gồm CuO và Al2O3 thành 2 phần đều nhau.
TN 1 : Cho phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 4,02g chất rắn.
TN 2 : Cho phần 2 phản ứng vừa đủ với bột C ở nhiệt độ cao thu được 0,112 lit khí (đktc).
Tính thành phần % về khối lượng các chất có trong hỗn hợp X.
Hướng dẫn giải
Gọi số mol CuO và Al2O3 có trong mỗi phần lần lượt là x và y.
- TN 1: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1) x x Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 +3H2O (2) y 2y - TN 2: CuO + C→ Cu + CO ↑ 1mol 22,4 l x 0,112 l Theo PƯ 1 và 2 ta có PT: 135x + 133,5∗2y = 4,02
Theo PƯ 3 ta có x = 0,05 mol, thay vào PT trên ta được y =0,01 mol. Vậy thành phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp A là: %mCu =0,05∗080,05+∗080,01∗102100% = 80%
%mAl2O3 = 100 - 80 = 20%.
Lớp 12 thpt