IV. Hệ thống bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức
Phần 2: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Bài 1 Các cation, anion và nguyên tử nào sau đây có cấu hình
Bài 1. Các cation, anion và nguyên tử nào sau đây có cấu hình electron giống cấu hình electron của Ne :
A. Na+, Mg2+, Al3+ , Cl-. B. Li+ , Na+ , Be2+ , F-. C. Na+, Mg2+ , Al3+ , F-. D. Na+, Ca2+, Al3+, Cl-.
Bài 2. Để bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong chất nào sau đây?
Bài 3. Dung dịch NaOH không tác dụng với dung dịch nào trong các dung dịch sau đây?
A. NaHCO3 B. NH4Cl C. Na2CO3 D. CuSO4
Bài 4. Trong phân nhóm chính nhóm II từ Be đến Ba thì kết luận nào sau đây là sai?
A. Bán kính nguyên tử tăng dần.
B. Lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể tăng dần. C. Năng lượng ion hoá giảm dần.
D. Tính khử tăng dần.
Bài 5. Al không tác dụng với dung dịch nào trong các dung dịch sau đây:
A. HCl B. H2SO4 đặc nguội C. NaOH D. KHSO4
Bài 6. Cho một miếng Al vào nước nguyên chất, miếng nhôm không tan trong nước vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Al là kim loại có tính khử yếu nên không tác dụng với nước. B. Phản ứng tạo ra lớp Al(OH)3 kết tủa keo bao phủ miếng Al. C. Phản ứng tạo ra lớp màng Al2O3 bền vững bao phủ miếng Al. D. Al bị thụ động hoá bởi H2O.
Đáp án B
Bài 7. Al2O3 không tác dụng với dung dịch nào trong số các dung dịch sau đây?
A. Dung dịch KOH B. Dung dịch NaHSO4
C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NH4Cl
Bài 8. Al(OH)3 không tan trong dung dịch nào trong số các dung dịch sau đây?
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch NaHSO4
Bài 9. Một loại nước có chứa nhiều muối: Mg(HCO3)2 và CaCl2, nó thuộc loại nước gì ?
A. Nước mềm B. Nước cứng tạm thời
C. Nước cứng vĩnh cửu D. Nước cứng toàn phần.
Bài 10. Để loại bỏ độ cứng toàn phần của nước có thể dùng chất nào trong số các chất sau đây?
A. Ca(OH)2 B. Na2CO3 C. HCl D. CO2
Bài 11. Để điều chế kim loại kiềm , kim loại kiềm thổ phải dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau ?
A. Nhiệt luyện B. Thuỷ luyện
C. Điện phân dung dịch D. Điện phân nóng chảy.
Bài 12. Cryôlit (Na3AlF6) được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy nhằm mục đích gì ?
A. Thu Al nguyên chất B. Phản ứng với oxi sinh ra
C. Điện phân được ở nhiệt độ thấp hơn D. Hoà tan Al3O3.
Bài 13. NaOH khan có thể làm khô chất khí nào trong số các khí sau ?
A. SO2 B. CO2 C. Cl2 D. NH3
Bài 14. Khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch AlCl3
ta thấy xuất hiện tượng gì?
A. Xuất hiện kết tủa keo trắng
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng và sủi bọt khí C. Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó lại tan D. Sủi bọt khí.
Bài 15. Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2
A. Không có hiện tượng B. Xuất hiện kết tủa keo trắng
C. Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó lại tan D. Sủi bọt khí.
Bài 15. Cho 6 lit CO2 và N2 (đktc) lội qua dung dịch KOH thu được 2,07g K2CO3 và 6g KHCO3. Thành phần % về thể tích của CO2 trong hỗn hợp trên là đại lượng nào sau đây?
A. 14% B. 20% C. 24% D. 28%
Bài 16. Đổ dung dịch chứa x mol Ca(HCO3)2 vào dung dịch chứa x mol Ca(HSO4)2 . Hiện tượng quan sát được là hiện tượng nào sau đây?
A. Sủi bọt khí B. Dung dịch bị vẩn đục
C. Dung dịch bị vẩn đục và sủi bọt khí D. Không có hiện
tượng.
Bài 17. Vôi sống sau khi sản suất phải bảo quản trong bao kín. Nếu không, để lâu ngày vôi sống sẽ “chết”. Viết các PTHH xảy ra.
Bài 18. Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 hoá chất riêng biệt: NaCl, MgCl2, CaCl2. Hãy dùng hoá chất thích hợp nhận biết 3 lọ hoá chất đó.
Bài 20. Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3, CaCO3 , Na2SO4 , CaSO4. H2O. Làm thế nào có thể nhận biết được từng chất, nếu ta chỉ dùng nước và dung dịch HCl?
Bài 21. Hãy cho biết các phản ứng hoá học xảy ra khi muối
NaHCO3:
A Được đun nóng
b) Tác dụng với dung dịch NaOH c) Tác dụng với axit HCl
Bài 22. Hãy giải thích vì sao dung dịch NaHCO3 có tính kiềm và tính kiềm mạnh lên khi đun nóng? Viết các phương trình phản ứng hoá học để minh hoạ.
Bài 23. Hoá chất gồm dung dịch NaOH và bình dẫn khí CO2 và 2 cốc chia độ. Làm thế nào để điều chế được dung dịch Na2CO3 không lẫn tạp chất là NaOH hoặc NaHCO3 .
Bài 24. Chỉ dùng nước hãy trình bày cách phân biệt các chất bột: natri oxit; magie oxit; nhôm oxit; canxi oxit.
Bài 25. Chỉ dùng thêm dung dịch axit clohiđric loãng, trình bày cách phân biệt 4 chất: natri clorua, natri cacbonat, bari cacbonat, bari sunfat.
Bài 26. Không dùng thêm hoá chất nào khác, trình bày cách nhận biết các dung dịch hoá chất sau:
a. Natri hiđro cacbonat, canxi clorua, natri cacbonat, canxi hiđro cacbonat.
b. Magiê clorua, natri hiđroxit, amoni clorua, bari clorua, axit sunfuric.
Bài 27. Chỉ có nước và khí cacbon đioxit có thể phân biệt được 5 chất bột rắn sau đây không? Natri clorua, natri cacbonat, natri sunfat, bari cacbonat, bari sunfat. Nếu được hãy trình bày cách phân biệt.
Bài 28. Có 5 lọ mất nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: natri hiđro sunfat , kali hiđro cacbonat, magie hiđro cacbonat, natri sunfit, bari hiđro cacbonat. Trình bày cách nhận biết từng dung dịch chỉ được dùng thêm cách đun nóng.
Bài 29. Cho 5 mẫu kim loại : bari, magie, sắt, bạc, nhôm. Nếu chỉ có dung dịch axit sunfuric loãng (không dùng thêm bất cứ chất nào khác kể cả quỳ tím , nước nguyên chất) có thể nhận biết được những dung dịch nào?
Bài 30. Trong tự nhiên các nguyên tố canxi và magiê có trong quặng
đolômit: CaCO3.MgCO3 . Từ quặng này hãy trình bày phương pháp hoá
học điều chế:
a. Hai chất riêng biệt là CaCO3 và MgCO3. b. Hai kim loại riêng biệt là Ca và Mg.
Bài 31. Hãy đề nghị cách tách lấy từng muối trong hỗn hợp rắn gồm muối clorua của amoni, bari, magie ( có viết đầy đủ phương trình phản ứng).
Bài 32. Khi dẫn một luồng khí CO2 sục qua dung dịch nước vôi trong, giai đoạn đầu thấy dung dịch vẩn đục. Nếu tiếp tục xục khí CO2 vào thì vẩn đục tan dần và dung dịch trong trở lại, đun nóng dung dịch thu được ta lại thấy dung dịch suất hiện kết tủa.
Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
Bài 33. Hoà tan 5,6g CaO vào nước thu được dung dịch A, cho 3,36l CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch A.
Sau phản ứng thu được muối gì? Khối lượng là bao nhiêu?
Bài 34. Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa hai quá trình: Cho CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 Và cho HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
Bài 35. Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng các kim loại Al, Cu, Mg ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 36. Chia 30,8g hỗn hợp chất rắn A gồm: Fe,Al, Al2O3 thành hai phần đều nhau. Tiến hành 2 thí nghiệm:
TN 1: Phần 1 cho tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
TN 2: Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lit khí H2 (đktc).
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp A.