Phần 6: Oxi – Lưu huỳnh

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 46 - 48)

IV. Hệ thống bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức

Phần 6: Oxi – Lưu huỳnh

Bài 1. Khí nào sau đây không cháy trong oxi không khí :

A. CO2 B. CH4 C. H2 D. CO2

Bài 2. Hấp thụ hoàn toàn 2,24l SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1,5M. Muối thu được là chất hoặc cặp chất nào dưới đây?

A. Na2SO4 B. Na2SO3 C. NaHSO3 D. Na2SO4 và NaHSO3

Bài 3. Tính chất hoá học cơ bản nhất của SO2 là tính chất nào sau đây?

A. Oxit axit B. Tính khử

C. Tính oxi hoá D. Vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá

Bài 4. Oxit kim loại nào sau đây khi phản ứng với axit H2SO4 đặc, đun nóng giải phóng khí SO2 ?

Bài 5. Có 4 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 4 chất : HCl, H2SO4, Na2CO3 , Na2SO4.

Thuốc thử để phân biệt 4 chất trên là thuốc thử nào sau đây?

A. Phenolphtalein B. Quì tím

C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch AgNO3

Bài 6. Có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch sau đây để loại bỏ lưu huỳnh đioxit có lẫn với khí etilen:

a. Kali pemanganat b. Kali hiđroxit c. Kali cacbonat d. Brom

Bài 7. Khí oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng thiết bị sau:

( 2 )

( 1 )

nuíc

a. Hãy cho biết (1) , (2) là những chất nào sau đây: (1) : nước, hiđro peoxit, axit sunfuric.

(2) : kali pemanganat , kali nitrat, mangan đioxit.

b. Người ta loại bỏ thể tích khí thu được lúc đầu, vì khí oxi có lẫn tạp chất là :

A. Không khí. B.Hiđro. C. Hơi nước. D. Khí CO2

Hãy chọn đáp án đúng.

Bài 8. So sánh thể tích oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) khi phân huỷ hoàn toàn kali pemanganat , kali clorat, hiđro peoxit

a. Lấy cùng khối lượng các chất đem phân huỷ. b. Lấy cùng số mol các chất đem phân huỷ.

Bài 9. Hãy trình bày cách tinh chế oxi có lẫn clo và khí cacbonic.

Bài 10. Khí oxi có lẫn khí amôniac, khí cacbonic, khí sunfurơ. Làm thế nào để thu được oxi tinh khiết.

Bài 11. Tách rời mỗi chất sau đây ra khỏi hỗn hợp của chúng: oxi, hiđro clorua , khí cacbonic.

Bài 12. Tại sao giấy quỳ tẩm ướt bằng dung dịch kali iôtua ngả sang màu xanh khi gặp ozon? Giải thích hiện tượng đó và viết phương trình phản ứng.

Bài 13. Có hai bình đựng riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt hai khí đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 14. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các khí sau đây : oxi , ozon, nitơ, clo, amôniac (đựng riêng rẽ trong mỗi bình). Viết phương trình phản ứng minh hoạ.

Bài 15. Lưu huỳnh có thể thu được từ những phản ứng sau: CaS + H2O + CO2 → H2S +CaCO3 .

Một phần của tài liệu 4. Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học môn Hoá học ở các tr¬ường THPT thuộc các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá (Trang 46 - 48)