IV. Hệ thống bài tập hoá học cơ bản, thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực nhận thức
Phần 2: Nhóm Nitơ
Bài 1. Nêu những tính chất hoá học cơ bản của nitơ và dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ.
Bài 2.a) Viết công thức phân tử, công thức electron, công thức cấu tạo của amoniac.
b) Giải thích vì sao khí NH3 tan rất nhiều trong nước ?
Bài 3. Dung dịch NH3 có thể hoà tan được Zn(OH)2 là do nguyên nhân nào sau đây?
A. NH3 có tính khử mạnh.
B. Các phân tử NH3 có khả năng kết hợp với ion Zn2+ tạo thành ion phức.
C. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính. D. Zn(OH)2 là bazơ ít tan.
Bài 4. Khi dẫn khí NH3 vào bình đựng khí Clo. Hiện tượng gì xảy ra? Giải thích và viết phương trình phản ứng.
Bài 5. Có thể phân biệt muối amoni và các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh. Hiện tượng nào sau đây là đúng:
B. Thoát ra một chất khí không màu, rất xốc. C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ.
D. Thoát ra một chất khí không màu, không mùi.
Bài 6. Để xác định công thức của tinh thể muối kép sắt sunfat và amoni sunfat ngậm nước, người ta hoà tan 28,92 gam muối ấy vào nước rồi cho thêm một lượng kiềm dư vào dung dịch và đun nhẹ. Sau phản ứng thu được 1477 cm3 khí ở điều kiện thường (270C, 1 atm ) và một kết tủa màu nâu đỏ. Nung kết tủa này đến khối lượng không đổi thu được 4,8 gam chất rắn. Xác định công thức phân tử của muối kép ban đầu?
Bài 7. Trong phòng thí nghiệm có dung dịch amoniac 6,75% (d = 0,97 g/ml) và nước cất. Làm thế nào để pha chế được 50ml dung dịch NH3 0,2M.
Bài 8. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế amoniac từ amoni clorua rắn và natri hiđroxit rắn người ta thu khí bằng phương pháp:
a. Thu qua nước.
b. Thu qua không khí bằng cách quay miệng ống nghiệm thu khí lên. c. Thu qua không khí bằng cách úp miệng ống nghiệm thu khí xuống. d. Sục qua dung dịch axit sunfuric đặc.
Hãy chọn cách thu khí đúng nhất. Giải thích ngắn gọn sự lựa chọn đó. Làm thế nào để biết khí amoniac đã đầy ống nghiệm?
Bài 9.Việc sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng thuận nghịch sau đây: N2(khí) + 3H2(khí) ⇔ 2NH3(khí) ; δH = -92 KJ.
Khi hỗn hợp phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, những thay đổi dưới đây sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vị trí cân bằng:
1. Tăng nhiệt độ. 2. Tăng áp suất.
3. Cho chất xúc tác 4. Giảm nhiệt độ.
Bài 10. Để tổng hợp amoniac N2(khí) + 3H2(khí) ⇔ 2NH3(khí) ; δH = -92 KJ. Một nhà sản xuất đề nghị dùng các biện pháp:
A. Duy trì nhiệt độ cao và áp suất cao.
B. Duy trì nhiệt độ không cao quá và áp suất cao C. Duy trì nhiệt độ cao và áp suất thường.
D. Hoá lỏng amoniac để tách amoniac ra khỏi hỗn hợp. Trong các biện pháp trên, những biện pháp nào là hợp lí?
Bài 11. Người ta thực hiện thí nghiệm sau: Nén hỗn hợp gồm 4 lít N2
và 14 lít H2 vào bình phản ứng ở nhiệt độ khoảng trên 400oC và có chất xúc tác.. Sau phản ứng thu được 16,4 lít hỗn hợp khí. (các khí được đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Tính thành phần phần trăm về thể tích các khí sau phản ứng và hiệu suất của phản ứng.
Bài 12. Nêu phương pháp phân biệt các dung dịch không màu: natri photphat, axit photphoric, axit clohiđric.