Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 83 - 84)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT

3.3.5.Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn

xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn

Trước những tác động gián tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính, Việt Nam cuối năm 2008 và đầu năm 2009 có dấu hiệu suy giảm kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã kịp thời đưa ra các nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng nhằm duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội theo nghị quyết số 30/NQ30/NQ-CP ngày 16/12/2008. Đặc biệt là giải pháp kích cầu hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho các khoản vay sản xuất kinh doanh, đầu tư mới về cơ sở hạ tầng của Chính Phủ đã phát huy hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có dấu hiệu tăng trở lại.

Trong thời gian tới, dưới sự điều hành của NHNN Việt Nam, các NHTM cần thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp

sản xuất kinh doanh và xuất khẩu để kích thích nền kinh tế phát triển thông qua một số biện pháp sau:

- Điều chỉnh điều kiện cho vay sát với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam và những diễn biến trên thị trường tài chính, không nên quá nguyên tắc đặt lợi nhuận cao lên hàng đầu khi xem xét, quyết định cho vay, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn như hiện nay. - Tiếp tục hạ dần lãi suất cho vay phù hợp với cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của NHNN trong từng thời kỳ và những diễn biến trên thị trường để tạo điều kiện hơn nữa cho DN tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thanh toán của nền kinh tế.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng doanh nghiệp để rút ngắn thời gian thẩm định, xem xét, quyết định cho vay, không nên phân biệt doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ mà chỉ phân biệt doanh nghiệp đủ hay không đủ điều kiện vay vốn (tốt hay xấu).

- Cơ cấu lại nguồn vốn và tỷ lệ cho vay phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong những tháng đầu năm 2008, các ngân hàng đã hạn chế cho vay đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng mà tập trung cho vay xuất khẩu và hỗ trợ nông nghiệp. Hiện nay, tình hình kinh tế đã có nhiều thay đổi. Do đó, ngân hàng nên xem xét, cho vay tiêu dùng, đầu tư bất động sản nếu khách hàng vay có phương án/dự án đầu tư khả thi, hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.

Giải pháp này có thể được xem là một trong những giải pháp giúp các NHTM huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn đó trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 83 - 84)