Quyết định số 03/QĐ-NHNN ngày 01/2/

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 68 - 72)

động từ 11% đến 13%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 14% đến 16%/năm. Theo số liệu thống kê của NHNN, tốc độ tăng trưởng tín dụng quí I/2008 ước tính là 10,8%.

Bên cạnh đó, sự biến động trong chính sách lãi suất cơ bản của NHNN đã trực tiếp ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của các NHTM. Sau khi NHNN bỏ cơ chế trần lãi suất, các NHTM cạnh tranh tăng lãi suất huy động vốn nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm tiền đồng và giữ vững thị phần ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách cho vay của các ngân hàng do chi phí đầu vào tăng cao. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng với mức lãi suất tăng cao cũng không mấy mặn mà. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng tháng nửa đầu năm 2008 chỉ dao động từ 1,5% đến 5%.

Sáu tháng cuối năm 2008, mặt bằng lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các ngân hàng có xu hướng giảm. Trong tháng 7/2008. một số ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Eximbank bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND từ 0,5% đến 1%/năm, giảm lãi suất cho vay USD từ 0,5% đến 2%/năm. Trong tháng 8/2008, lãi suất cho vay trung bình giảm khoảng 0,2% - 1%/năm đối với VND và khoảng 0,5% - 1,3%/năm đối với USD35. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của tháng 7 chỉ còn 0,7% và tiếp tục giảm xuống 0,56% trong tháng 8-2008.

Từ cuối tháng 10/2008 mức lãi suất cơ bản được hạ xuống từ 14%/năm xuống 13%/năm. Trong quý IV-2008, chính sách tiền tệ được NHNN nới lỏng. Lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm đều đặn mỗi tháng 1%. Ngày 19/12/2008, lãi suất cơ bản ở mức 10%/năm giảm xuống còn 8,5%/năm, theo đó, lãi suất tái cấp vốn là 9,5%/năm và lãi suất tái chiết khấu là 7,5%/năm. Lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm kéo theo sự sụt giảm nhẹ của lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tiền tệ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng các 35 Thông cáo báo chí – Thông tin về hoạt động ngân hàng tháng 7/2008, 8/2008 của NHNN Việt Nam.

tháng cuối năm 2008 có xu hướng tiếp tục giảm. Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong năm 2008 là từ 21-22%, thấp hơn rất nhiều so với giới hạn 30% do các chính sách kiềm chế cho vay nhằm ngăn chặn lạm phát leo thang và thâm hụt thương mại ngày càng lớn.

Biểu 21: Tăng trưởng tín dụng năm 2008

Nguồn : Báo cáo hoạt động ngân hàng 2008 của NHNN Việt Nam

Đầu năm 2009, tình hình thị trường tiền tệ duy trì ổn định. Số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước đảm bảo yêu cầu dự trữ bắt buộc và khả năng thanh toán. Lãi suất cho vay VND nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước phổ biến ở mức 8,5-10%/năm. Lãi suất cho vay VND nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần phổ biến ở mức 10,5%/năm.

Chính sách hỗ trợ lãi suất (4%/năm) cho các khoản vay ngắn hạn và trung hạn tối đa 24 tháng để đầu tư mới phát triển kinh doanh, kết cấu hạ tầng của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, kích thích nền kinh tế phát triển dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Trong tháng 4 năm 2009, các chỉ số kinh tế có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng. Đây chính là những điều kiện cơ bản để các NHTM thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Theo

báo cáo của NHNN Việt Nam, trong tháng 4/2009, tổng dư nợ tín dụng tăng 4,86% so với cuối tháng 3 và tăng 11,16% so với cuối năm 2008; trong đó, dư nợ cho vay bằng VND tăng 5,81% và bằng ngoại tệ tăng 0,65% so với cuối tháng 3/2009. Mức tăng trưởng tín dụng 11,16% nói trên cũng đã được Thống đốc NHNN-Nguyễn Văn Giàu xác nhận; thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2008 (14,73%), cao hơn mức tăng 9,79% của cùng kỳ năm 2007.

Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng nhẹ trở lại trong tháng 4/ 2009 sau khi đã sụt giảm ở 3 tháng đầu năm. Cụ thể, đầu tư bằng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng tháng 4/2009 ước tăng 0,65% so với cuối tháng 3; tháng 3 giảm 2,24%, tháng 2 giảm 2,69% và tháng 1 tăng 1,91% so với cuối năm 2008.

Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng toàn cầu buộc các hệ thống các ngân hàng trên toàn thế giới phải thắt chặt chế độ quản lý rủi ro tín dụng. Các NHTM Việt Nam cũng áp dụng triệt để chính sách này. Do đó cơ cấu tín dụng của hầu hết các NHTM có sự thay đổi lớn. Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên, trong khi tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn giảm đáng kể. Mục đích của sự chuyển dịch cơ cấu này là nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ rủi ro mất vốn trước những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, các NHTM cũng thắt chặt hơn các điều kiện cho vay vốn, giảm tỷ lệ nợ xấu, và duy trì mức thanh khoản an toàn. Trong năm 2008, hầu hết các NHTM đều hạn chế tỷ lệ nợ xấu ở mức từ 1-3% tổng dư nợ, thấp hơn tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. Các NHTM cũng nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng.

Thứ ba, khả năng thu hồi nợ của các NHTM cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, tình hình xuất khẩu và hoạt động sản

xuất kinh doanh trong nước đình trệ khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất và thanh toán các khoản nợ ngân hàng. Nợ không thu hồi đủ khiến các ngân hàng bị ứ đọng tín dụng, vòng quay vốn giảm khiến dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng kém. Đối mặt với tình trạng khó khăn này, các NHTM tăng số dư trong các quĩ dự phòng rủi ro tín dụng và tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ của khách hàng. Điều này cũng góp phần làm giảm dư nợ cho vay trong toàn hệ thống ngân hàng.

Như vậy, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã và đang có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, cuộc khủng hoảng chưa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng. Trước các biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính thế giới, Chính phủ và NHNN Việt Nam đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong ngắn hạn, các chính sách này đã phát huy hiệu quả và tác động đến hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 68 - 72)