- Đồng tiền bị mất giá, dự trữ ngoại hối suy giảm và sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định.
- Sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư khi có những biểu hiện mất giá của đồng tiền nội tệ.
- Đồng nội tệ mất giá đẩy tỷ lệ lạm phát tăng cao.
- Tình trạng mọi người đồng loạt rút tiền gửi khiến nhiều ngân hàng thất bại trong việc thanh toán các khoản nợ đến mức bị đóng cửa, sát nhập hoặc quốc hữu hóa.
- Sự mất cân bằng trong bảng tổng kết tài sản Nợ và tài sản Có của các ngân hàng.
- Các tổ chức tài chính buộc phải nhận sự trợ giúp của Chính phủ trên qui mô lớn.
- Sự mất thăng bằng trong ngân sách Nhà nước, cán cân thanh toán, và cán cân thương mại.
- Vay nợ nước ngoài tăng nhanh và suy thoái kinh tế trầm trọng.
- Khủng hoảng tài chính có tính chất lan truyền. Khủng hoảng tài chính xảy ra tại một nước có thể khiến các nước khác khủng hoảng theo vì hầu hết mọi quốc gia đều thiết lập các mối quan hệ song phương hoặc đa phương với nhau, thị trường ngoại hối không chỉ nằm trong phạm vi giới hạn của một nước mà là thị trường chung của toàn thế giới. Những nước mà đồng tiền có khả năng chuyển đổi càng lớn trên thị trường ngoại hối càng đứng trước nguy cơ chịu ảnh hưởng và tác động của khủng hoảng.
Như vậy, các đặc điểm của một cuộc khủng hoảng tài chính đều có quan hệ mật thiết với những biến động và rủi ro trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Do đó, tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính là tác động tới hoạt động của hệ thống Ngân hàng.
1.2. Tác động của khủng hoảng tài chính tới hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng dụng của hệ thống Ngân hàng
Vào những năm 80, 90 của thế kỉ XX, một loạt các nước công nghiệp và đang phát triển phải trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Vấn đề khủng hoảng tài chính trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia kinh tế trên toàn thế giới. Đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Song tất cả đều cho thấy khủng hoảng tài chính có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, mà biểu hiện rõ ràng nhất là những tác động tới tình hình hoạt động tín dụng của hệ thống các ngân hàng thương mại.
Trước hết, tín dụng được hiểu là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau, giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc có hoàn trả. Hay nói cách khác, tín dụng là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay), trong đó, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất13.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và các khách hàng của mình trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Hoạt động tín dụng của ngân hàng bao gồm các hoạt động: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán và hoạt động tín dụng khác…Trong đó, hoạt động huy động vốn
và hoạt động cho vay là hai hình thức cơ bản đóng vai trò quan trọng nhất của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Cũng chính vì thế, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thường tập trung ở danh mục các hoạt động tín dụng. Khi một ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn 13 Nguồn http://vi.wikipedia.org
nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng. Việc ngân hàng không thu hồi được vốn cho vay có thể là do ngân hàng đã buông lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tín dụng lỏng lẻo, kém hiệu quả, hay do nền kinh tế suy thoái không lường trước được.
Khủng hoảng tài chính tác động trực tiếp tới hoạt động huy động vốn và
hoạt động cho vay của hệ thống Ngân hàng. Một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra kéo theo sự biến động trong các nhân tố cơ bản như : chính sách lãi suất, cung cầu tiền tệ trên thị trường, chế độ quản lý tín dụng và khả năng thu hồi nợ... Trong khi đó, hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng luôn chịu chịu tác động của các nhân tố trên. Bởi vậy khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp, làm hoạt động huy động vốn và cho vay của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
- Chính sách lãi suất của Chính phủ thay đổi khi đối phó với khủng hoảng tài chính sẽ tác động mạnh tới hoạt động cho vay và huy động vốn. Lãi suất thấp (chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, bơm tiền vào lưu thông để tăng lượng cung tiền trên thị trường), cầu tiền vay tăng lên do nhu cầu vay vốn tài trợ cho các dự án đầu tư sinh lời tăng. Các ngân hàng cạnh tranh mở rộng qui mô cho vay khiến hoạt động tín dụng ngân hàng cũng được mở rộng. Nhưng với mức lãi suất thấp thì nguồn vốn huy động từ khách hàng gửi tiền của các ngân hàng gặp khó khăn. Ngược lại, khi lãi suất tăng cao (chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiếu khấu, giảm hạn mức tín dụng), cung tiền tệ giảm, các ngân hàng rơi vào tình trạng khan hiếm tín dụng. Do đó hoạt động cho vay và huy động vốn của các ngân hàng trở nên trì trệ.
- Cung và cầu tiền tệ cũng tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Cung tiền trên thị trường tăng khi Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và giảm khi Chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Lượng vốn lưu thông trên thị trường tiền tệ phụ thuộc lớn vào mức cung tiền do chính phủ điều tiết. Chính sách lãi suất cũng bị ảnh hưởng do mức tăng giảm của cung tiền.
- Khủng hoảng tài chính khiến hầu hết các ngân hàng thắt chặt chế độ quản lý tín dụng. Các ngân hàng có thể nâng cao điều kiện cho vay nhằm hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng. Do đó dư nợ cho vay và huy động vốn của ngân hàng sẽ giảm.
- Khủng hoảng tài chính tác động làm các hoạt động kinh tế sản xuất suy giảm, đình trệ. Các các nhân, tổ chức vay vốn ngân hàng để kinh doanh sản xuất sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và trả nợ ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thu hồi nợ. Nợ không thu hồi đủ sẽ ảnh hưởng xấu tới bảng cân đối Tài sản và tính thanh khoản của các ngân hàng. Lòng tin của nhà đầu tư suy giảm dẫn tới hiện tượng đồng loạt rút tiền gửi khiến các ngân hàng không thể huy động đủ lượng tiền mặt để trang trải các khoản nợ14. Hiện tượng mất khả năng thanh toán này của ngân hàng xảy ra trên qui mô lớn sẽ làm tê liệt cả hệ thống ngân hàng.
Tựu chung lại, hoạt động tín dụng (huy động vốn và cho vay) của hệ thống ngân hàng chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố trong thị trường tài chính như : chính sách lãi suất, cung cầu tiền tệ; chính sách tín dụng và khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng….Trong khi một sự thay đổi ngoài kiểm soát nào của các nhân tố trên đều có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính. Chính vì vậy, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại sẽ bị tác động mạnh mẽ và trực tiếp một khi khủng hoảng tài chính diễn ra.