Chứng khoán hóa

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 41 - 42)

14 Theo Calomiris & Gorton (banking crisis IMF 5/2002)

2.1.2.1.Chứng khoán hóa

Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001. Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp20 (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản21 (CDO) và các loại tương tự là dạng phái sinh mới của công cụ tài chính. Đây được xem là một nhân tố trực tiếp hình thành cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.

Có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vì 2 loại chủ thế kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng22 (CDS), và sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt23 (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu24 (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã phát sinh những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch. Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này. Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin trầm trọng của các nhà đầu tư. Thêm vào đó, việc thực hiện cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống tài chính; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản.

Trên thực tế, thị trường nhà ở tại Mỹ bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 41 - 42)