Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008 và kế hoạch hoạt động 2009 của VPBank.

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 65 - 68)

quân (%/năm) (%/năm) (%/năm) (%/năm) Nhóm NHTMNN VND 2,85 6,82 7,09 7,45 USD 0,94 2,35 2,83 3,55 Nhóm NHTMCP VND 3,15 7,43 7,42 7,5 USD 1,26 3,04 3,23 3,43

Nguồn : Thông tin hoạt động ngân hàng quí I/2009 của NHNN Việt Nam.

Thứ hai, cung cầu tiền tệ trên thị trường thay đổi do tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ và các chính sách điều hành của Chính phủ đã làm tình hình huy động vốn của các NHTM Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Trong năm 2008, do sự sụt giảm kéo dài của thị trường chứng khoán và bất động sản cùng với các chính sách điều tiết của NHNN (qui định hạn mức 30% tăng trưởng tín dụng; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%; phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các TCTD32) đã làm giảm lượng cung tiền đồng trên thị trường tiền tệ. Cung tiền nội tệ giảm trong khi cầu ngoại tệ tăng lên do khách hàng có xu hướng gửi tiền bằng ngoại tệ tăng. Thực trạng này đã làm biến động cơ cấu tín dụng và cán cân thanh toán của các NHTM.

Đầu năm 2009, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi sản xuất. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng lên, do đó kích thích hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, tốc độ tăng trưởng huy động của hệ thống ngân hàng trong 4 tháng đầu năm 2009 vẫn chưa có thay đổi lớn. Cụ thể là tăng trưởng huy động vốn tháng 1 tăng 0,18%, riêng huy động bằng VND giảm 0,47%; tháng 2 tăng 1,62%; tháng 3 tăng 3,4%; tháng 4 chỉ tăng 3,74% so với tháng trước.

Thứ ba, khủng hoảng tài chính Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của khách hàng gửi tiền tại các ngân hàng. Hàng loạt các vụ sụp đổ của các tập 32 Nguồn: Thông cáo báo chí – Thông tin về hoạt động ngân hàng quí I/2008 của NHNN Việt Nam

đoàn tài chính lớn tại Mỹ và châu Âu gây ra một tâm lý lo sợ chung. Cho dù các NHTM liên tục nâng lãi suất huy động hấp dẫn khách hàng nhưng nhiều người đã không lựa chọn phương thức gửi tiền vào ngân hàng. Theo báo cáo cuối năm 2008 của các NHTM Việt Nam, tổng số vốn huy động tiết kiệm trong dân giảm. Thực trạng này cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến tổng dư nợ huy động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 và nửa đầu 2009.

2.2.2. Thực trạng cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ

2.2.2.1. Giai đoạn 2007

Trong năm 2007, song song với mức tăng trưởng cao trong hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng tăng trưởng vượt mức do thị trường tài chính Việt Nam 2007 vẫn duy trì được trạng thái ổn định, chưa chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ.

Biểu 19 : Tăng trưởng tín dụng 2001-2007

Nguồn : Báo cáo thường niên 2007- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2007, dự nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng 25,44% của năm 2006, góp phần đáp ứng có hiệu quả nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Tăng trưởng tín dụng cao nhất tập trung ở khối NHTM cổ phần, chi nhanh

ngân hàng nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng, đạt mức tăng 105,27%. Khối NHTM nhà nước có tốc độ tăng 31,09%33.

2.2.2.2. Giai đoạn 2008-2009

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có xu hướng giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, chế độ quản lý tín dụng và khả năng thu hồi nợ của các NHTM Việt Nam. Tất cả các nhân tố trên đã trực tiếp làm giảm tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng, khiến tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn năm 2008 và đầu 2009 có xu hướng chậm lại.

Biểu 20: Tăng trưởng tín dụng 2000-2008

Nguồn : Báo cáo hoạt động ngân hàng 2008 của NHNN Việt Nam

Thứ nhất, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ tác động trực tiếp tới tăng trưởng tín dụng của khối NHTM Việt Nam. Cụ thể là đầu năm 2008, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tăng trưởng tín dụng cả năm không quá 30%34. Sự khan hiếm tín dụng và chi phí đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô và tốc độ tăng trưởng cho vay trong nửa đầu năm 2008. Các ngân hàng đều rất thận trọng trong các dự án cấp tín dụng mới. Mức lãi suất cho vay VND ngắn hạn trong quí I/2008 dao 33 Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w