24 SIV Structured Investment Vehicle
2.2.1. Thực trạng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại dưới tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ
tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ
2.2.1.1. Giai đoạn 2007
Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu từ giữa năm 2007 song trong năm 2007 thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa bị ảnh hưởng. Hoạt động huy động vốn của khối ngân hàng Việt nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao.
Tính đến cuối năm 2007, tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống TCTD Việt Nam đạt 47,64% cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 36,53% của năm 2006 và 32,08% của năm 2005. Trong đó huy động vốn bằng VND tăng 53,99%, tăng mạnh so với mức 41.15% của năm 2006; huy động ngoại tệ đạt 29,66% tăng so với mức 25,31% của năm 2006. Tăng trưởng huy động vốn của khối NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng mạnh nhất, đạt 101,85%, huy động vốn của khối NHTM nhà nước cũng đạt tốc độ tăng 24,45%27. Kết quả đạt được này là do các TCTD đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốn như đa dạng hóa các hình thức huy động thông qua việc tăng lãi suất, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, khuyến mãi hấp dẫn…Việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống TCTD trong năm 2007 cũng góp phần thu hút được khá lớn lượng tiền nhàn rỗi của tổ chức kinh tế và trong dân cư.
Biểu 17:Huy động vốn từ nền kinh tế 2001-2007
Nguồn : Báo cáo thường niên 2007- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.2.1.2. Giai đoạn 2008-2009
Cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng ra toàn cầu trực tiếp tác động đến các nhân tố: chính sách lãi suất của NHNN; cung cầu tiền tệ trên thị trường; niềm tin của khách hàng gửi tiền. Sự biến động trong các nhân tố trên tác 27 Báo cáo thường niên 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
động tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Kết quả là tăng trưởng huy động vốn năm 2008 giảm so với các năm trước. Các ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn và khan hiếm tín dụng.
Thứ nhất, chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam liên tục thay đổi dưới tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ làm hoạt động huy động vốn của các NHTM gặp nhiều khó khăn.
Biểu 18: Diễn biến lãi suất ngân hàng năm 2008
Nguồn : Số liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Sáu tháng đầu năm 2008, do biến động tiêu cực trên thị trường tài chính toàn cầu, áp lực giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng cao đạt mức kỷ lục 140 USD/1 thùng và các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế khiến tỷ lệ lạm phát đầu năm 2008 của Việt Nam tăng nhanh. Chính phủ đã tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong quí I/2008, NHNN Việt Nam đã sử dụng đồng bộ các giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 8,75%. Lãi suất cơ bản tăng buộc các NHTM phải đồng loạt tăng lãi suất huy động VNĐ. Tổng dư nợ huy động bằng VNĐ giảm trong khi dư nợ huy động bằng ngoại tệ (USD; EURO) tăng lên. Tình trạng khan hiếm tiền đồng xảy ra trong khi Chính phủ vẫn áp dụng
cơ chế trần lãi suất đã ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của hầu hết các NHTM Việt Nam.
Ngày 19/5/2008, NHNN ban hành cơ chế mới về điều hành lãi suất, bãi bỏ trần lãi suất28 và cơ chế lãi suất thỏa thuận. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Dân sự và cơ chế lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu được áp dụng. Lãi suất cơ bản có sự điều chỉnh lớn từ 8,75%/năm lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 13%/năm và lãi suất tái chiết khấu là 11%/năm. Cũng theo qui định mới của NHNN, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại tối đa sẽ bằng 150% lãi suất cơ bản, tương đương 18%/năm. Đây là mức lãi suất được cho là tương đối phù hợp với tình hình thị trường, góp phần giúp các NHTM tháo gỡ những khó khăn về huy động vốn và khan hiếm tín dụng ngắn hạn. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 5/2008 tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 1,05% so với tháng 4. Trong đó, số dư tiền gửi VND tăng 1,06% và số dư tiền gửi ngoại tệ ước tăng 0,99%. So với cuối năm 2007, tổng số dư tiền gửi tăng 4,1%. Lượng tiền gửi tăng nhờ mức lãi suất huy động bằng VND tăng 1,84-4,5%/năm, lãi suất huy động USD tăng 0,05-0,75%/năm so với trước ngày 19/5, khi còn áp dụng trần lãi suất huy động29.
Trong tháng 6/2008, lãi suất cơ bản tiếp tục được điều chỉnh từ 12% lên 14%/năm. Lãi suất tái cấp vốn cũng điều chỉnh tăng thêm 2% lên 15%/năm; Lãi suất tái chiết khấu từ 11% lên 13%/năm. Cơ chế lãi suất mới giúp các ngân hàng có thể chủ động hơn trong chính sách kinh doanh và huy động tiền gửi. Các NHTM tiếp tục cạnh tranh lãi suất để giữ thị phần và thu hút tiền gửi trên thị trường. Đi cùng với các mức lãi suất hấp dẫn, các NHTM đồng loạt triển khai các chương trình khuyến mại lớn như thưởng thêm lãi suất, tặng 28 Trần lãi suất (Interest rate ceiling):là mức lãi suất cao nhất một TCTD áp dụng để thu hút tiền gửi vào tổ chức của mình -- mức lãi suất trần huy động, hoặc mức cao nhất mà tổ chức áp dụng đối với các khoản vay nợ của người đi vay - lãi suất trần cho vay.
vàng, tiết kiệm dự thưởng… cũng đã giúp hoạt động huy động vốn trở nên thuận lợi hơn. Kết quả hoạt động huy động vốn nửa đầu năm 2008 của các NHTM có bước phát triển khả quan. Nhiều ngân hàng công bố đạt hơn 50% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm mặc dù nhiều ngân hàng thương mại phải điều chỉnh lại mục tiêu lợi nhuận. Chiến lược tăng tốc được áp dụng trong năm 2007 buộc phải chuyển sang những bước tiến thận trọng, bền vững hơn.
Sáu tháng cuối năm 2008, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại giảm dần so với đỉnh điểm trong tháng 6/2008. Phần lớn các ngân hàng hiện áp lãi suất huy động VND dưới 18%/năm và dưới 6%/năm đối với tiền gửi USD. Lãi suất huy động vốn của các NHTM giảm khiến tốc độ tăng tiền gửi cũng chậm lại, còn 1,47% trong tháng 7/2008. Và trong tháng 8/2008, tốc độ đó tiếp tục hạ xuống chỉ còn 0,94%. Đây là mức thấp nhất trong vòng 5 tháng từ đầu quí II/2008. Theo báo cáo của NHNN, mặt bằng lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng tiếp tục có xu hướng giảm; trong đó lãi suất huy động bằng USD có xu hướng giảm mạnh hơn. Lãi suất huy động giảm từ 0,05% - 0,9%/năm đối với VND và từ 0,1% - 0,5%/năm đối với USD30. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cũng đã giảm ở hầu hết các kỳ hạn, mức giảm từ 0,79% - 2,89%/năm; trong đó mức lãi suất cao nhất là 18,97%/năm (kỳ hạn 3 tháng). Theo cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 19/8/2008, các tổ chức tín dụng chỉ được ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản. Với cơ chế trên, hoạt động thu lời của một số ngân hàng dư thừa vốn cũng bị khống chế, bởi các mức lãi suất trên 21%/năm sẽ không còn, căn theo mốc 14%/năm của lãi suất cơ bản hiện hành.
Theo số liệu thống kê của NHNN Việt Nam, vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng cả năm 2008 chỉ tăng 20,5%; bằng 1/2 tốc độ tăng trưởng 30 “Thông tin về hoạt động ngân hàng tháng 8/2008” của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
của cùng kì năm 2007. Hầu hết các ngân hàng thương mại chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng bằng 1/2 kế hoạch đề ra. Ví dụ: tính đến 31/12/2008, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.853 tỷ đồng, tăng 498 tỷ đồng so với cuối năm 2007 (tương đương tăng 3%), nhưng chỉ đạt 66% so với kế hoạch đề ra31; tổng vốn huy động của ngân hàng Á Châu – ACB là 91.174 tỷ đồng, tăng 16.230 tỷ đồng so với cuối năm 2007,đạt 60% so với kế hoạch. Theo báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), tổng vốn huy động được năm 2008 là 160.415 tỷ đồng, chỉ tăng 30.445 tỷ đồng so với cuối năm 2007.
Đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam áp dụng từ ngày 01/4/2009 là 7,0%/năm, lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 8,0%/năm, lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 6,0%/năm. Việc tiếp tục hạ lãi suất cơ bản của NHNN nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và kích thích hoạt động của thị trường tài chính trong nước. Do đó, mặt bằng lãi suất huy động vốn trong các tháng đầu năm 2009 tương đối ổn định. Song lãi suất huy động có xu hướng tăng lên do tính cạnh tranh giữa các NHTM trong việc phát triển và nắm giữ thị phần. Lãi suất huy động VND và USD của các Ngân hàng thương mại đối với khách hàng duy trì ở các mức sau :
Bảng 3: Lãi suất huy động VND và USD của các NHTM quí I/2009
Lãi suất huy động bình
Loại tiền Không kỳ hạn
3 tháng 6 tháng 12 tháng