QUI HOẠCH VÀ KIỆN TOÀN CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx (Trang 95 - 97)

PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Sắp xếp lại báo chí phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện đúng phương châm của Đảng "phát triển đi đôi với quản lý tốt". Nguyên tắc của việc phát triển và sắp xếp lại các cơ quan báo chí là: việc duy trì và cấp phép mới cơ quan báo chí trên cơ sở nhu cầu thông tin, đồng thời phù hợp với điệu kiện, khả năng của đất nước và khả năng quản lý, chỉ đạo hoạt động báo chí của các cơ quan chủ quản; có đủ các bộ phóng viên, đảm bảo nguồn tài chính. Xem xét cho ra thêm những tờ báo, tạp chí có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động có hiệu quả và rút bớt báo chí (nhất là số phụ, số chuyên đề) có nhiều sai phạm, không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, trùng lặp về nội, đối tượng. Không phải tổ chức, đơn vị, địa phương nào cũng đều phải có báo và tạp chí và không phải báo, tạp chí nào cũng cho ra số phụ, số chuyên đề.

Về số lượng và cơ cấu loại hình báo chí, cần xem xét để phát triển từng bước, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao và phong phú của xã hội, phù hợp với sự phát triển của đất nước, với khả năng và điều kiện vật chất, kỹ thuật. Phấn đấu thu hẹp khoảng cách phát triển của báo chí cả nước và trên thế giới.

Chiến lược phát triển thông tin, quy hoạch phát triển báo chí là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự thành bại của mỗi quốc gia tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng làm chủ, nắm giữ lợi thế thông tin.

Ở địa phương, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan quản lí nhà nước về báo chí, có nhiệm vụ xây dựng dự án qui hoạch phát triển báo chí địa phương. Dự án đó phải phù hợp với tình hình phát triển báo chí của địa phương, đồng thời không được trái với chiến lược thông tin quốc gia.

Ở Trung ương, Bộ TT&TT chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc lập và chỉ đạo thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí bao gồm báo in, báo

điện tử, thông tấn, phát thanh, truyền hình.

Sau khi lập qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, cũng như tình hình thực tiễn báo chí quốc gia, Bộ TT&TT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ là người kí quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia.

Vấn đề quy hoạch báo chí đã được đề cập từ lâu nhưng việc thực hiện còn nhiều lúng túng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cho phép Bộ TT&TT lùi thời hạn trình quy hoạch hệ thống báo chí in toàn quốc đến cuối quý II năm 2009. Bộ TT&TT được giao chủ trì, hướng dẫn các Bộ, ngành, các tổ chức và các địa phương rà soát, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng ấn phẩm báo chí, từng cơ quan báo chí thuộc quyền. Trên cơ sở đó, sắp xếp, quy hoạch hệ thống báo chí in giai đoạn từ nay cho đến năm 2020 theo đúng các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về báo chí, đảm bảo cho báo chí phát triển đi đôi với quản lý tốt, khắc phục được những bất cập, khuyết điểm của báo chí trong thời gian qua. Đồng thời, khẩn trương xây dựng quy hoạch hệ thống PT-TH và báo điện tử để trình Thủ tướng vào quý IV năm 2009. Để phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống báo chí vùng ĐBSCL cần phải:

- Trước hết các Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành và một số ban, ngành có liên quan như Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ và hiện đại hóa các loại hình báo chí để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước, địa phương.

- Việc tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phải phù hợp với các loại hình báo chí. Cùng với việc hiện đại hóa phương tiện, cần xây dựng được đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên sử dụng thành thạo các phương tiện hiện đại để từng bước hội nhập với nền báo chí hiện đại trong nước, khu vực và thế giới.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thông báo chí phải đi đôi với việc quy hoạch và tổ chức hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực báo chí cả về tổ chức, nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo sao cho trong thời gian tới có được đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ đạo cơ quan

báo chí, những người viết báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức sâu rộng, có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập, có đạo đức, phẩm chất trong sáng, trung thực gắn bó với phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân và mãi mãi xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng -văn hóa của Đảng.

- Cần quy hoạch tổng thể và xây dựng một chính sách phù hợp với điều kiện vùng để hệ thống báo chí trong vùng càng phát triển, đảm bảo cho hệ thống này có cơ cấu hợp lý và đáp ứng được nhu cầu quyền được thông tin của quần chúng nhân dân, nhu cầu nâng cao trình độ dân trí.

- Cần phải đánh giá hiệu quả hoạt động của từng cơ quan báo chí, đặc biệt là những ban ngành có nhiều tờ tin, tạp chí để quy hoạch, sắp xếp cho hợp lý, tránh sự trùng lập thông tin, gây lãng phí. Hệ thống PT-TH cần tăng cường chất lượng chương trình và thời gian phát sóng. Hệ thống báo mạng điện tử cần có những quy định chặt chẽ về việc cung cấp thông tin, quy mô và các điều kiện hoạt động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)