Về nội dung lãnh đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx (Trang 51 - 58)

* Định hướng các báo hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ

của tờ báo

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh vùng ĐBSCL luôn nhắc nhở báo chí địa phương vùng ĐBSCL thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng và là diễn đàn của nhân dân, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích tuyên truyền theo định hướng của Đảng. Cụ thể định hướng các báo tuyên truyền đường lối, chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác về các sự kiện chính trị nổi bật và những thành tựu kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, khu vực, trong nước và thế giới; thực hiện tốt công tác tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ các cấp, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội và tổ chức thực hiện các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "biên giới - hải đảo", các vấn đề về dân tộc, tôn giáo... góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền của Đảng, phục vụ tốt nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Bên cạnh đó, khuyến khích báo chí địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, tích cực tuyên truyền, cổ vũ các phong trào hành động cách mạng, sinh hoạt văn hóa - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả để nhân rộng trong nhân dân; đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để các báo, đài tham gia chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, tạo được lòng tin và sự quan tâm của công chúng.

vừa với Đảng, vừa với nhân dân. Để thực hiện được, báo chí phải làm tốt các chức năng cơ bản của báo chí, đó là chức năng giáo dục tư tưởng, giám sát và quản lý, tuyên truyền hai chiều: chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân và tâm tư nguyện vọng, ý kiến phản hồi của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách ấy để ý đảng hợp lòng dân, tạo nên sức mạnh to lớn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới.

* Xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng cho các cơ quan báo chí

Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như bổ sung nguồn nhân lực: biên tập viên, phóng viên cho các cơ quan báo, đài. Ngoài tạo điều kiện cho đội ngũ làm báo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, còn bồi dưỡng cả về trình độ chính trị để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Tiêu chí đặt ra của việc đào tạo, bổ sung cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí của Tỉnh ủy, UBND các tỉnh ở vùng ĐBSCL là kịp thời và phù hợp. Qua khảo sát một số tỉnh vùng ĐBSCL, cụ thể là ở tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau cho thấy, công tác này được thực hiện khá tốt, thể hiện qua chất lượng đội ngũ người làm báo ngày càng được nâng cao và được chuẩn hóa. Cán bộ công chức ở các cơ quan báo chí trong vùng có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ tương đối cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao. Đội ngũ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên được quan tâm đào tạo về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Ở tỉnh Bến Tre, trong 4 năm qua (từ 2004- 2008) dưới sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND, công tác tổ chức cán bộ, từ khâu tuyển chọn, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt và chính sách cán bộ được thực hiện một cách đồng bộ. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đài PT-TH Bến Tre đã được nâng chất, về trình độ nghiệp vụ lẫn trình độ chính trị. Đài có 1 cán bộ trình độ thạc sĩ, 22 cán bộ đã và đang học đại học chuyên môn (báo chí, sân khấu, phát thanh- truyền hình, điện tử...), 6 cử nhân hành chính, 3 cao cấp chính trị và hàng chục lượt cán bộ được bồi dưỡng các lớp chuyên ngành, trung cấp chính trị, quản lý nhà nước. Báo Đồng Khởi cũng vậy, có 3 cán bộ học lớp cao cấp chính trị, 6 đại học chuyên ngành và

1 học cao học. Đến thời điểm này, Đài PT-TH Bến Tre, trên tổng số 109 cán bộ, công nhân viên thì có 1: thạc sĩ, 57: đại học, 7: cao đẳng, 24: trung cấp (về trình độ chuyên môn); 6: cao cấp, 4: cử nhân, 15: trung cấp (về trình độ lý luận chính trị). Báo Đồng Khởi, trên tổng số có 35 cán bộ, công nhân viên thì có 1: thạc sĩ, 24: đại học, 2: cao đẳng, 2: trung cấp (về trình độ chuyên môn); 3: cao cấp, 4: cử nhân, 11: trung cấp (về trình độ lý luận chính trị). Ở tỉnh Cà Mau, số cán bộ công nhân viên chức có trình độ đại học, cao đẳng trong các cơ quan báo, đài chiếm tỷ lệ 53%, riêng báo ảnh Đất Mũi chiếm đến 62,5%.

Việc quy hoạch, lựa chọn bổ nhiệm, đề bạt cán bộ trong cơ quan, nhất là các chức danh chủ chốt: tổng biên tập, phó tổng biên tập của các báo, giám đốc, phó giám đốc của đài trong những năm qua được Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem đây là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của tờ báo. Trong những năm qua, công tác bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt của các báo địa phương đều được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặt biệt quan tâm. UBND tỉnh Bến Tre bổ nhiệm lại 1 phó giám đốc phụ trách nội dung của Đài PT-TH Bến Tre; Tỉnh ủy bổ nhiệm mới Tổng biên tập của báo Đồng Khởi. Tỉnh ủy Trà Vinh bổ nhiệm 1 phó tổng biên tập cho báo Trà Vinh. UBND tỉnh Cà Mau bổ nhiệm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc cho đài Đài PT-TH Cà Mau; Tỉnh ủy bổ nhiệm 2 phó tổng biên tập cho báo Cà Mau.

Hàng năm, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh vùng ĐBSCL đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, tập trung chủ yếu cho các cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết đang giữ các chức danh chủ chốt như lãnh đạo, quản lý trong cơ quan báo, đài. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện dưới hai hình thức:

- Cử cán bộ, công nhân viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng (dài hạn và ngắn hạn) chuyên môn nghiệp vụ, chính trị ở các trường trong và ngoài tỉnh

- Tạo điều kiện về mặt thời gian, khuyến khích cán bộ, công nhân viên chức tự nâng cao kiến thức về nghiệp vụ cũng như trình độ chính trị.

* Định hướng chính trị cho các cơ quan báo chí

địa phương thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, theo đúng Luật Báo chí và tôn chỉ mục đích của tờ báo, xứng đáng là tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.

Ở Trà Vinh, Tỉnh ủy, UBND luôn định hướng cho báo đảng, Đài PT-TH địa phương đảm bảo nội dung, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của Tỉnh ủy, UBND, đồng thời thực hiện tốt chức năng là diễn đàn để cho nhân dân trong tỉnh trao đổi, bàn bạc cách làm ăn, xây dựng cuộc sống mới thông qua các chuyên mục như: Xây dựng Đảng; Cải cách hành chánh; Tuyên truyền pháp luật; Khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; Gương điển hình tiên tiến... Định hướng cho báo, đài Trà Vinh phản ánh kịp thời những nét đẹp văn hóa truyền thống, thông tin những vấn đề sát với cuộc sống và cả những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân. Đặc biệt, định hướng cho báo Trà Vinh chữ Khmer trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh như Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy Trà Vinh "Về công tác chuyển biến toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer"; tuyên truyền kết quả thực hiện "Chương trình 134, 135 về công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới trong vùng có đồng bào dân tộc Khmer". Đặc biệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo Đài PT-TH Trà Vinh thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức, tăng thời lượng phát sóng, nhất là tăng thời lượng phát sóng bằng tiếng Khmer, mở rộng phạm vi phủ sóng để đáp ứng nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của người dân. Với báo đảng Trà Vinh, mở rộng lưới phát hành đến tận các chi bộ ấp, khóm và vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc.

Ở tỉnh Bến Tre, Tỉnh ủy, UBND tỉnh định hướng báo chí địa phương tổ chức nội dung tuyên truyền bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, các chương trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến với nhân dân; tập trung tuyên truyền những nội dung cơ bản như tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhân ngày sinh của Bác Hồ 19-5; tích cực cổ động phong trào "Đồng khởi mới" trong tháng 7 để chào mừng sự kiện quan trọng: khánh thành cầu Rạch Miễu. Đặc biệt, định hướng báo chí địa phương tuyên truyền hai thế mạnh kinh tế của tỉnh là kinh tế thủy sản và kinh tế vườn, góp sức cùng

Đảng, cùng dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Ông Trần Cao Tư - Phó giám đốc Đài PT-TH Bến Tre nhận định:

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đài Phát thanh - Truyền hình Bến Tre đã phát huy hết tác dụng là cơ quan tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phản ánh tốt phong trào hành động cách mạng của quần chúng (phụ lục 3).

Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo, các báo muốn đảm bảo nhiệm vụ chính trị, phải đặt chất lượng nội dung tuyên truyền lên hàng đầu. Nội dung phải luôn tạo sự đồng thuận, thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng và nhân dân để thực hiện các chủ trương của Tỉnh ủy, UBND, giúp các cấp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Trà Vinh đã định hướng thông tin cho Đài PT-TH Trà Vinh và tạo điều kiện cho đài hoạt động một cách thuận lợi: hỗ trợ kinh phí cho đài mở thêm chuyên mục như: Thoát nghèo không khó, Điểm hẹn cuối tuần, Địa chỉ nhân đạo, Gặp nhau đầu tuần, Nhịp cầu nhà nông, Sức khỏe cho mọi người....; đổi mới các chương trình văn nghệ- giải trí; tăng thời lượng phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng Khmer. Đặc biệt, năm 2007, UBND tỉnh đầu tư cho Đài PT-TH Trà Vinh các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng chương trình phát sóng như: hệ thống sản xuất chương trình truyền hình, hệ thống hỗ trợ phim trường, hệ thống phát thanh trực tiếp...

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau cũng chú trọng việc bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, viên chức trong các cơ quan báo chí nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, viên chức, đặc biệt là đội ngũ đảng viên, biên tập viên, phóng viên. Đối với Đài PT-TT, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình là tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua việc phản ánh kịp thời các hoạt động trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, truyền hình trực tiếp các các kỳ họp Hội

đồng nhân dân, các ngày lễ kỷ niệm và các sự kiện chính trị quan trọng của địa phương; thực hiện các chương trình "Âm vang miền Tây"; "Khát vọng sống"; "Giai điệu bí ẩn"; "Hành trình Mũi Cà Mau", mở thêm nhiều chuyên đề, chuyên mục: "Đô thị và môi trường"; "Lao động việc làm"...; sản xuất nhiều chương trình giải trí phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của khán thính giả. Đối với báo đảng, Tỉnh ủy thay đổi bộ máy tổ chức của cơ quan, chỉ đạo tờ báo tập trung đổi mới từ hình thức đến nội dung ở từng số báo, tăng số lượng phát hành. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2009, báo Cà Mau đã xuất bản 64 kỳ báo với trên 25.000 tờ. Hiện nay, số lượng phát hành bình quân 4.500 tờ/kỳ.

Như chúng ta biết, lãnh đạo công tác tư tưởng, chính trị chính là phổ biến, quán triệt nghị quyết Tỉnh ủy, UBND tỉnh trên cơ sở cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách đầy đủ, kịp thời đến với nhân dân. Muốn làm được điều đó, chính người làm báo phải được quán triệt trước tiên. Vì thế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn ưu tiên tạo điều kiện cho các phóng viên báo đài tham gia vào các lớp học nghị quyết, học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo chủ trì.

Ở tỉnh Trà Vinh, từ năm 2007- 2008, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên, công nhân viên chức ở các cơ quan báo, đài. Cụ thể là chỉ đạo cho Đảng ủy Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh xây dựng và triển khai Kế hoạch số 01 "Về việc thực hiện cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo tinh thần Chỉ thị 06 ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị; triển khai và thực hiện Chỉ thị số 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 30-10-2007 "Về việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ"; phối hợp với Đảng ủy Dân chính đảng tổ chức triển khai quán triệt Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, 6, 7 (khóa X) và các chương trình hành động của Tỉnh ủy về việc thực hiện các nghị quyết này cho toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức toàn cơ quan; phát động phong trào thi đua "chất lượng - hiệu quả - kỷ cương - hợp tác - phát triển"; kịp thời triển khai quán

triệt cho đảng viên, cán bộ, viên chức nắm vững và chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chuyên môn của đài theo từng thời điểm, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao [75, tr. 3-4].

Ở báo Đồng Khởi (Bến Tre), trong những năm qua, Tỉnh ủy lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng thông qua việc tổ chức học tập, nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ thị, nghị quyết kết hợp với các hình thức tuyên truyền giáo dục khác như: chào cờ hàng tuần, họp báo cơ quan, kịp thời phổ biến tình hình định hướng tuyên truyền của cấp trên; phát động phong trào không nói, viết và làm trái với quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước [1, tr. 2].

* Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về đường lối, chủ trương và tình hình thực tiễn của tỉnh nhà

Báo chí địa phương là công cụ tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nên báo chí luôn được Tỉnh ủy, UBND quan tâm cung cấp thông tin về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Hầu như những cuộc họp quan trọng nào của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ví dụ như sơ kết 6 tháng đầu năm, tổng kết cuối năm thực hiện nghị quyết tỉnh Đảng bộ... đều có sự tham dự của báo chí. Vì là cơ quan phát ngôn của Đảng, Nhà nước nên báo chí được cung cấp thông tin chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx (Trang 51 - 58)