Hiện nay báo chí địa phương ở nước ta có hệ thống như sau: Báo Đảng là cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy. Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Ngoài ra, ở một số địa phương còn có các cơ quan báo chí của các ngành (Công an, Liên đoàn lao động, Văn hóa). Ví dụ như ở các tỉnh Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An có báo của Sở Công an; Đồng Nai, Nghệ An có báo của Liên đoàn lao động tỉnh; Thanh Hóa có báo của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hầu hết các tỉnh, thành đều có báo hoặc tạp chí Văn nghệ của Hội Văn học nghệ thuật. Riêng tỉnh Cà Mau, ngoài tờ báo Đảng, Cà Mau còn có Báo ảnh Đất Mũi - là cơ quan báo chí
trực thuộc UBND tỉnh Cà Mau và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) có riêng Đài Phát thanh (Tiếng nói nhân dân TP HCM) và Đài Truyền hình (Đài Truyền hình TP HCM), các tỉnh, thành còn lại đều có cùng mô hình Đài PT-TH do UBND tỉnh trực tiếp quản lý về tổ chức.
Hệ thống các Đài Truyền thanh, Truyền hình huyện, thị xã tuy chưa được thừa nhận là cơ quan báo chí nhưng đã làm khá tốt chức năng tiếp sóng, một số đài còn sản xuất được tin, bài truyền hình, truyền thanh. Ở một số tỉnh, hệ thống Đài Truyền thanh, Truyền hình cấp huyện được bàn giao cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh quản lý trực tiếp, trở thành một bộ phận của cơ quan báo chí [10, tr. 50].
Báo Đảng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, là diễn đàn nhân nhân của tỉnh, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy mà trực tiếp là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tư tưởng, thông qua Sở TT&TT về quản lý nhà nước.
Trước sự bùng nổ công nghệ thông tin, báo chí địa phương khai thác tiện ích do mạng internet mang lại đã cho ra đời tờ báo điện tử hoặc các trang tin điện tử đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả khắp nơi. Cụ thể, báo in xây dựng thêm các tờ báo điện tử - phiên bản của tờ báo in; Đài PT-TH xây dựng thêm các trang tin điện tử.
* Nghĩa vụ và quyền hạn của báo chí địa phương
- Về nghĩa vụ: Báo chí hoạt động phải đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, định hướng thông tin, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Báo chí thực hiện chức năng cơ bản của báo chí cách mạng: tư tưởng, giáo dục, quản lý và giám sát, giải trí... Báo chí địa phương tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, đi vào cuộc sống trong mọi tầng lớp nhân dân. Báo chí tuyên truyền, cổ vũ những thành tựu đạt được của địa phương, cả nước nhằm nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa lành mạnh của nhân dân; bảo vệ và giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc với mục đích cùng Đảng, cùng quân, dân ổn định
chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội địa phương. Báo chí định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội, thực hiện các quyền tự do ngôn luận của công dân theo Luật Báo chí.
- Về quyền hạn: Báo chí địa phương có quyền cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương, của tỉnh thông qua các tác phẩm báo chí. Báo chí được tham dự các cuộc họp của cấp ủy địa phương để chủ động kế hoạch tuyên truyền; được cử cán bộ phóng viên tham dự hội nghị và đi cơ sở để viết bài phục vụ cho công tác tuyên truyền; được triệu tập các cuộc hội nghị của đơn vị và mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho phóng viên và cộng tác viên.
* Về tổ chức bộ máy cơ quan báo chí
Tùy thuộc vào quy mô, vị trí, nhiệm vụ chính của từng loại hình báo chí để thiết kế bộ máy tòa soạn phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và chính tòa soạn đó. Song nhìn chung, cơ cấu bộ máy báo chí địa phương tương đối chuẩn, bao gồm có các bộ phận sau: Ban lãnh đạo; các Ban (phòng) chuyên môn, các Ban (phòng) hành chính - trị sự. Cụ thể là:
- Ban lãnh đạo
+ Ban biên tập (Ban giám đốc) là đầu não của tòa soạn, đó là bộ phận lãnh đạo và quản lý tòa soạn. Ban biên tập là tổ chức do cơ quan chủ quản và tòa soạn lập ra để bàn bạc và quyết định những vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động xuất bản các ấn phẩm báo chí của tòa soạn đó.
Thành phần ban biên tập bao gồm: tổng biên tập (giám đốc), các phó tổng biên tập (các phó giám đốc), một số trưởng ban (phòng) quan trọng, thư ký tòa soạn. Trong ban biên tập, vai trò của tổng biên tập (giám đốc), các phó tổng biên tập (các phó giám đốc), thư ký tòa soạn là cực kỳ quan trọng.
+ Tổng biên tập (giám đốc) là người đứng đầu cơ quan báo chí, lãnh đạo trực tiếp ban biên tập. Số ủy viên ban biên tập tùy thuộc vào quy mô, vị trí của tờ báo và do tổng biên tập đề xuất. Tổng biên tập chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung chính trị
và hình thức thể hiện của tờ báo. Cụ thể là chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản; chịu trách nhiệm trước pháp luật; chịu trách nhiệm trước bạn đọc và nhân dân; chịu trách nhiệm trước tòa soạn của mình.
+ Phó tổng biên tập (phó giám đốc): Theo TS. Đinh Văn Hường, "Phó tổng biên tập là trợ thủ đắc lực của tổng biên tập, có vai trò, vị trí nhất định trong tòa soạn. Số lượng phó tổng biên tập nhiều hay ít hoặc không có, tùy thuộc vào quy mô, vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng tờ báo và mang tính tương đối" [49, tr. 39]. Thông thường báo chí địa phương có từ 2 đến 4 phó tổng biên tập (phó giám đốc).
- Các Ban (phòng) chuyên môn
Ban hay Phòng là tên gọi tương đối, tùy thuộc vào quy mô, vị trí nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí cụ thể. Thông thường, những cơ quan báo chí lớn thành lập các Ban, còn ở các cơ quan báo chí có quy mô nhỏ như báo chí địa phương thì thành lập Phòng. Mỗi Phòng mang tính chuyên ngành, chuyên môn. Cụ thể là:
+ Phòng Thư ký tòa soạn: Đây chính là trung tâm của tờ báo. Tài liệu báo chí Pháp cho rằng, thư ký tòa soạn là cánh tay phải của tổng biên tập. Tổng biên tập có thể thông qua thư ký tòa soạn để kiểm soát tờ báo. Nhiệm vụ của Phòng Thư ký tòa soạn là giúp lãnh đạo tòa soạn xây dựng kế hoạch, chọn lọc, xử lý, biên tập tin, bài, ảnh của phóng viên, cộng tác viên và bạn đọc để tổ chức tờ báo hoàn chỉnh. Do đặc thù công việc nên thành phần trong Phòng thường có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, các biên tập viên chuyên đề... Hầu hết họ là những người từng là phóng viên, biên tập viên, những nhà báo giỏi, giàu kinh nghiệm.
+ Phòng Phóng viên là phòng quan trọng của tòa soạn, trực tiếp bám sát cơ sở phản ánh tình hình thực tế, đáp ứng đầy đủ tin, bài cho từng số báo.
+ Phòng Biên tập là phòng trực tiếp tập hợp, điều hòa nội dung, nâng cao chất lượng tác phẩm của phóng viên, cộng tác viên; bố trí, lựa chọn tin, bài trên từng trang báo; kết hợp với Phòng Phóng viên xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho từng số báo.
kỹ thuật phát sóng, kỹ thuật dựng phim, điều chỉnh âm thanh, hình ảnh (đối với Đài PT- TH).
Thành phần trong Phòng bao gồm: trưởng, phó phòng, các phóng viên, biên tập viên, nhân viên tùy thuộc vào công việc và nhu cầu của Phòng đó. Các công việc cụ thể của các phóng viên, biên tập viên và nhân viên do trưởng, phó phòng trực tiếp phân công, kiểm tra, đôn đốc và giám sát. Đây là mối quan hệ trực tiếp nhất trong công việc ở tòa soạn.
Một phòng có thể tổ chức thêm các tổ phụ trách chuyên môn. Ví dụ, ở báo Đồng Khởi, Phòng Phóng viên chia làm 3 tổ: Tổ văn hóa- xã hội, tổ nội chính, tổ kinh tế.
Mỗi phòng có chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm riêng nhưng tất cả đều phục vụ cho mục đích chung là chuẩn bị đủ số lượng tin, bài, ảnh, thời gian quy định để tòa soạn xuất bản ấn phẩm đúng định kỳ.
- Các Ban (phòng) hành chính - trị sự
Đây là bộ phận mang tính hành chính, giúp việc cho bộ máy tòa soạn, đảm bảo cho tòa soạn hoạt động liên tục, hiệu quả. Đó là phòng làm công tác hành chính quản trị, tổ chức tài vụ, phát hành báo, nộp lưu chiểu, quảng cáo, hợp đồng tuyên truyền, tổng hợp - báo cáo tư liệu, lưu trữ, văn thư, bảo vệ an ninh trật tự, quản lý tài sản cơ quan.
Hiện nay, một số cơ quan báo in và Đài PT-TH thành lập riêng phòng quảng cáo, phát hành.