PHƯƠNG
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, báo chí nước ta nói chung, báo chí địa phương nói riêng đã có bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt: Số lượng cơ quan báo chí cũng như số đầu báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, chương trình, ấn phẩm tăng khá nhanh; tăng số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng, chất lượng phát sóng; tăng số lượng nhà báo và đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí. Cùng với sự trưởng thành của báo chí, đất nước ta ngày càng đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp tích cực của báo chí.
Báo chí cả nước đã góp sức tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần tổng kết thực tiễn; phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời phản ảnh phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân; là diễn đàn và là cầu nối để thể hiện tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Báo chí tiếp tục khẳng định vai trò là vũ khí sắc bén, hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, các thói hư tật xấu; kịp thời đấu tranh bác bỏ những thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực cơ hội và thù địch; là chiếc cầu hữu nghị nối Việt Nam với bạn bè thế giới.
Đi liền những ưu điểm và thành tích quan trọng, cơ bản nêu trên, hoạt động báo chí của nước ta, trong đó có báo chí địa phương, những năm gần đây cũng bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm cần được nhìn nhận, phân tích và có giải pháp khắc phục.
Trước hết, đó là tính định hướng, sự nhạy cảm chính trị trên một số tờ báo, tạp chí và một số chương trình phát thanh, truyền hình còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ người làm báo, kể cả lãnh đạo một số cơ quan báo chí chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí; chưa xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, năng lực, phẩm chất của nhà báo và cơ quan báo chí trong tình hình mới.
Đồng thời, một số cơ quan báo chí chưa bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương, đoàn thể mình và của chính cơ quan mình, chưa dành sự quan tâm đúng mức để phản ánh các hoạt động xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh; chưa coi trọng nêu gương cổ vũ các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt nhằm góp sức xây dựng và thúc đẩy phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân, chưa thực hiện tốt phương châm "lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực".
Trên cơ sở vạch chỉ những khuyết điểm và những nguyên nhân của những biểu hiện lệch lạc, sai trái, cần đưa ra các giải pháp khắc phục, trong đó, quan trọng nhất là vấn đề nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong thời kì mới.
Đảng lãnh đạo báo chí bằng định hướng chính trị, định hướng tư tưởng, định hướng thông tin bằng hệ thống quan điểm của Đảng về báo chí. Hiệu quả của sự lãnh đạo đó được thể hiện bằng việc đưa ra những định hướng, quan điểm đúng đắn, khoa học; bằng phẩm chất, năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng cũng như của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sự lãnh đạo của Đảng không sa vào sự việc cụ thể, hoặc can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ chuyên môn.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí, nhất là định hướng phát triển, định hướng thông tin, công tác cán bộ, chủ trương xuất bản báo, tạp chí, lập các Đài PT-TH. Đặc biệt coi trọng xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo chí vững mạnh về mọi mặt; đề cao vai trò đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo; trên cơ sở đó nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí và nhà báo. Đặc biệt, phải "đảm bảo nguyên tắc tổng biên tập, phó tổng biên tập, giám đốc, phó giám đốc cơ quan báo chí có nội dung chính trị- xã hội nhất thiết phải có bằng đại học về chuyên môn và bằng cao cấp chí trị trở lên" [8, tr.15].
Trong công tác lãnh đạo báo chí, Đảng cần phải tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động báo chí và công tác lãnh đạo, quản lý báo chí. Mục đích là làm cho
đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng nói chung và về báo chí nói riêng được thực hiện một cách đúng đắn và sáng tạo. Thông qua kiểm tra việc chấp hành đường lối, nghị quyết Đảng mới nắm được những mặt đúng, phù hợp của đường lối, chủ trương, nghị quyết để tiếp tục phát huy, cũng như những hạn chế để kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh. Công tác kiểm tra đối với báo chí đòi hỏi phải chủ động, kịp thời, chính xác, nghiêm minh, có tính giáo dục, phòng ngừa, không chỉ đơn thuần thụ động xử lý các vụ vi phạm. Cán bộ làm công tác kiểm tra hoạt động báo chí phải có đủ năng lực về chuyên môn, phẩm chất và bản lĩnh. Công tác kiểm tra đòi hỏi không né tránh, bao che cho những cơ quan báo chí và cá nhân vi phạm. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo luôn chịu sực tác động tiêu cực mặt trái của xã hội. Đã có một số ít cơ quan báo chí vì chạy theo lợi nhận mà xem nhẹ vai trò của báo chí; một bộ phận không ít nhà báo đã quên đi "quy ước đạo đức nghề nghiệp", gây tác hại xấu cho xã hội. Để kịp thời ngăn chặn, các cấp ủy đảng, các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động báo chí.
Nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, trước hết là Đảng phải có chủ trương, đường lối đúng đắn với đội ngũ những người làm báo. Đồng thời, Đảng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng trong hoạt động báo chí; kịp thời bổ sung để hoàn thiện đường lối cho phù hợp với thực tiễn cách mạng. Đảng cầm quyền lãnh đạo chủ yếu thông qua việc thi hành luật pháp và sự quản lý của Nhà nước. Đảng phải luôn đặc biệt chú ý, chăm lo đến công tác xây dựng Đảng trong đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong cơ quan báo chí. Bởi lẽ, cùng với việc củng cố và nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng; chỉ có chú trọng phát triển đảng viên trong số những phóng viên trẻ, có đức, có tài thì tổ chức đảng mới đủ điều kiện lãnh đạo báo chí hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng ngày nay.
Việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí cũng chính là nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua chính hoạt động của bộ máy Nhà nước các cấp. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước là điều kiện đảm bảo cho hoạt động báo chí tự do sáng tạo, tự do phát triển. Đây là vấn đề quan trọng trong
việc phát triển của báo chí hiện nay. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ở đây không có nghĩa là chuyên quyền, mất dân chủ, mà trái lại, Đảng, Nhà nước chủ trương và tạo điều kiện để báo chí thông tin phong phú, đang dạng, nhiều chiều, đúng với bản chất và quá trình sự kiện, kịp thời định hướng dư luận xã hội; vừa đảm bảo đúng định hướng, vừa đảm bảo thực hiện quyền tự do, dân chủ trong sáng tạo.
Tăng cường sự lãnh đạo, định hướng của Đảng cần quan tâm đến việc giữ vững vai trò lãnh đạo, tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả lãnh đạo của Đảng, việc cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng sao cho phù hợp với tình hình đất nước, vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay, làm cho báo chí hoạt động năng động, đúng định hướng. Do đó, Đảng lãnh đạo báo chí phải xuất phát từ đặc điểm báo chí trong cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu, xu hướng báo chí trở thành mũi nhọn kinh tế đang trở nên phổ biến. Một số cơ quan báo chí tự hạch toán, trang trải mọi chi phí hoạt động, đảm bảo thu nhập khá cho cán bộ, nhân viên, cải thiện đời sống, đầu tư kỹ thuật và công nghệ làm báo. Vấn đề đặt ra ở đây là mâu thuẫn giữa lợi ích chính trị - xã hội và lợi ích kinh tế. Vấn đề này cần được nhận thức một cách sâu sắc để có giải pháp khắc phục, điều chỉnh trên phạm vi quản lý. Hoạt động báo chí không thể không chú ý đến hiệu quả kinh tế nhưng không vì hiệu quả kinh tế mà gây ra những hậu quả không tốt về chính trị. Trong mâu thuẫn đó, cần ưu tiên hàng đầu bảo đảm lợi ích chính trị - tư tưởng, lợi ích văn hóa - xã hội. Lợi ích chính trị là lợi ích toàn cục, lâu dài, vì quốc gia dân tộc, vì chế độ chính trị đất nước; lợi ích kinh tế do báo chí mang lại về cơ bản là lợi ích cục bộ, trước mắt. Nhận thức rõ điều này để tránh chạy theo thông tin giật gân, câu khách, tăng số lượng phát hành, thu hút quảng cáo. Cơ quan báo chí có thể thu lợi rất nhiều về mặt kinh tế nhưng hậu quả khó có thể khắc phục được. Bởi do sản phẩm báo chí tác động vào tư tưởng, tình cảm, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của công chúng và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội khác.
Cần xử lý tốt mối quan hệ giữa tính nhanh chóng, kịp thời với việc đảm bảo tính định hướng trong thông tin. Giải quyết mối quan hệ này là vấn đề có tính nguyên
tắc, thể hiện sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong hoạt động báo chí. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước cần được tăng cường và đổi mới theo phương châm phát triển đúng hướng đi đôi với quản lý tốt. Cần phát huy ưu điểm, các mặt tích cực, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi khuynh hướng xa rời tôn chỉ, mục đích ở các cơ quan báo chí, chống những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, né tránh chính trị; kiên quyết chống khuynh hướng "thương mại hóa" báo chí và các biểu hiện tiêu cực khác. Cần nâng cao tính chủ động không chỉ trong chỉ đạo nội dung thông tin mà cả trong quản lý nhà nước đối với báo chí. Coi trọng định hướng thông tin, định hướng phát triển, định hướng hoạt động và quản lý báo chí là việc làm tất yếu nhằm đảm bảo tính chính trị và tính giai cấp, để báo chí thật sự là công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.