KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx (Trang 92 - 95)

NĂNG LÃNH ĐẠO BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG

Trên cơ sở đề ra đường lối và quan điểm chỉ đạo, Đảng phải huy động cho được sức mạnh, trách nhiệm của tất cả các tổ chức và các cấp ủy đảng, của các cán bộ lãnh đạo đảng các cấp, các ngành vào lãnh đạo, chỉ đạo báo chí. Tỉnh ủy (Thành ủy), Ban Tuyên giáo, tổ chức đảng ở cơ quan chủ quản và tại cơ quan báo chí theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đều có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo báo chí.

Tỉnh ủy (Thành ủy) phải lãnh đạo thường xuyên và chặt chẽ hoạt động báo chí, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương; trực tiếp định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động báo chí và lãnh đạo chính quyền thực hiện đúng định hướng đó. Cấp ủy phải nắm chắc công tác tổ chức và cán bộ, xây dựng, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, người đứng đầu trong cơ quan báo chí. Đây là khâu quan trọng đảm bảo cho báo chí hoạt động theo đúng định hướng của Đảng. Đồng thời, Tỉnh ủy (Thành ủy) phải chăm lo xây dựng và lãnh đạo hệ thống quản lý báo chí địa phương hoạt động có hiệu quả, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan tham gia quản lý: Ban Tuyên giáo, sở TT&TT, các cơ quan chủ quản, Hội nhà báo.

Ban Tuyên giáo và Sở TT&TT là hai cơ quan có chức năng khác nhau, một là tham mưu lãnh đạo, một là quản lý, song đều chung mục đích là giúp Đảng lãnh đạo tốt báo chí và giúp cho báo chí hoạt động đúng định hướng.

Cơ quan chủ quản báo chí phải thực hiện đầy đủ các chức năng của mình như Luật báo chí đã quy định; quản lý cơ quan báo chí của mình bằng các quy chế; thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với tờ báo.

Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, trước hết phải xây dựng cơ quan tham mưu đủ mạnh. Chỉ thị số 63/CT-TW ngày 25-7-1990 và Chỉ thị số 08/CT- TW ngày 31-3-1992 của Ban Bí thư chỉ rõ nhiệm vụ kiện toàn cơ quan chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về báo chí: Ban Tuyên giáo các cấp và các cơ quan có chức năng quản lý báo chí cần được bổ sung cán bộ thực sự có năng lực quản lý và am hiểu báo chí; thường xuyên biểu dương, phê bình, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, quản lý, không để xảy ra những sơ hở, tiêu cực.

Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị khẳng định: kiện toàn các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí của cấp ủy Đảng và chính quyền. Sắp xếp lại tổ chức, xác định phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và sự phối hợp công tác. Tăng cường cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực cho các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí, trước hết là ở Ban Tuyên giáo các cấp, Bộ TT&TT, Sở TT&TT các tỉnh, thành.

Trong hoạt động báo chí, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng nội dung tin, bài. Nhưng, đây là nơi tập trung nhiều phức tạp. Bài, tin làm sao phải phong phú, đa dạng, mới, chính xác, sinh động. Bản thân Ban biên tập các báo, đài không thể đáp ứng tốt tất cả các điều đó. Một số báo, tạp chí thành lập Hội đồng biên tập gồm các cán bộ cơ quan tham mưu của Đảng, cơ quan quản lý của Nhà nước, các nhà khoa học, các cố vấn chuyên môn... sẽ nâng cấp nội dung bài vở, các cơ quan chức năng cũng có điều kiện nắm chắc, theo dõi sát hoạt động của tờ báo. Đây cũng là một điều kiện nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.

Tình trạng thiếu ăn khớp, chờ đợi, đùn đẩy lẫn nhau giữa các cơ quan lãnh đạo quản lý báo chí thường không phải do bất đồng quan điểm mà chủ yếu là do cách thức quan

hệ làm việc. Vì vậy xây dựng cơ chế làm việc thật sự khoa học giữa cấp ủy Đảng và cơ quan nhà nước, cơ quan chủ quản trong lãnh đạo báo chí là khâu có ý nghĩa then chốt. Để có quy chế làm việc và quan hệ hợp lý giữa cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước với báo chí, trước hết phải phân định rõ ràng chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước.

Đảng lãnh đạo báo chí là lãnh đạo nâng cao chất lượng nội dung chính trị - tư tưởng, đảm bảo đúng định hướng chính trị; cung cấp thông tin; quy hoạch đào tạo và chăm lo xây dựng cho đội ngũ cán bộ; định hướng quy hoạch báo chí, kiểm tra báo chí; lãnh đạo nhà nước xây dựng hệ thống chính sách phát triển và luật pháp về báo chí; lãnh đạo cơ quan tham mưu và đảng viên, tổ chức đảng ở các cơ quan báo chí. Nhà nước quản lý việc ban hành các chính sách, quy chế luật pháp, hướng dẫn thực hiện và xử lý sai phạm; tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí có môi trường chính trị và pháp lý để từ đó phát triển theo xu hướng lành mạnh; động viên nhân dân đọc, nghe, xem báo chí của ta, vận động các tổ chức kinh tế hỗ trợ cho báo chí; giúp báo chí nước ta có quan hệ nghiệp vụ với cơ quan báo chí nước ngoài.

Trên cơ sở đó xây dựng quy chế làm việc giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở TT&TT trong việc thực hiện nhiệm vụ giúp cấp ủy lãnh đạo và quản lý báo chí; quy chế về việc báo chí tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, chế độ của các cơ quan quản lý nhà nước, của tổ chức đảng và tổ chức hội nghề nghiệp liên quan; quy chế làm việc giữa cấp ủy Đảng với Đảng đoàn Hội Nhà báo, Tỉnh ủy, Thành ủy đối với hoạt động báo chí, giữa cơ quan nhà nước với cơ quan chủ quản báo chí.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giao ban báo chí giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý công tác báo chí với cơ quan chủ quản báo chí; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc giao ban giữa cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí dưới quyền. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí đang có số lượng phát hành lớn, phạm vi rộng, tác động đến đông đảo công chúng.

đảm bảo để sự phối hợp lãnh đạo, quản lý báo chí được chính xác thường xuyên và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với báo chí sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx (Trang 92 - 95)