Đảng lãnh đạo thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx (Trang 30 - 32)

cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan báo chí

Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc... Công việc thành công hay thất bại điều do cán bộ tốt hay kém" [51, tr. 270]. Trong sự nghiệp đổi mới, chỉnh đốn và nâng cao năng lực chiến đấu của đảng viên và tổ chức đảng, Đảng ta xác định: "Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng" [24, tr. 132]. Thực hiện quan điểm đó, trong công tác xây dựng Đảng, Đảng tập trung chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các cơ quan nói chung, trong đó có cơ quan báo chí.

Báo chí là công cụ trực tiếp tác chiến hàng ngày trên mặt trận tư tưởng của Đảng, nên các cấp ủy Đảng và lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể phải lãnh đạo, quản lý tốt đội ngũ phóng viên, cán bộ biên tập mà trước hết là tổng biên tập của các cơ quan báo chí. Bởi vì, sự lãnh đạo của cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan chủ quản, đối với báo chí thông qua vai trò, chất lượng và uy tín của tổng biên tập. Vì thế, việc lựa chọn, bố trí và sử dụng tổng biên tập trong cơ quan báo chí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc lãnh đạo

báo chí.

Việc bố trí, quản lý cán bộ báo chí đặt biệt là cán bộ lãnh đạo trong cơ quan báo chí (tổng biên tập, phó tổng biên tập, giám đốc, phó giám đốc) phải căn cứ theo quy định của Nhà nước. Đối với người đứng đầu cơ quan báo chí phải tốt nghiệp đại học; đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí và chương trình quản lý nhà nước về báo chí; có trình độ lý luận chính trị cao cấp...

Để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, trước hết cần xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể cho các chức danh như: tổng biên tập, phó tổng biên tập của các báo; giám đốc, phó giám đốc của các đài và một số chức danh khác... Kiên quyết không bố trí những người không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tôn trọng pháp luật kém hoặc non yếu về nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ báo chí và năng lực tổ chức, quản lý vào cương vị tổng biên tập các báo, giám đốc các đài.

Trên cơ sở xác định các chức danh, Đảng còn nhấn mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tổng biên tập, giám đốc phải được đặt lên hàng đầu. Trong các chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí, Đảng ta cũng chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, đảm bảo cho đội ngũ này vững vàng về tư tưởng chính trị, trong sạch về phẩm chất đạo đức và chuẩn bị tốt cho đội ngũ kế cận. Đặc biệt coi trọng bồi dưỡng cho các tổng biên tập, bảo đảm có đủ bản lĩnh chính trị và nghiệp vụ, đủ sức đảm đương nhiệm vụ.

Báo chí là hoạt động chính trị nên nhất thiết phải qua đào đạo và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Chỉ thị số 63-CT/TW ngày 25-7-1990 của Ban Bí thư ghi rõ: Bồi dưỡng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, định hướng chính trị, tư tưởng, cung cấp thông tin cần thiết cho cán bộ báo chí, nhất là cán bộ phụ trách (tổng biên tập, giám đốc); có quy hoạch đào tạo, có chính sách chăm lo đời sống, sự an toàn trong thực hiện nghề nghiệp của cán bộ báo chí. Các cấp ủy đảng phải quan tâm phát hiện, bồi dưỡng và phát huy năng lực của những người làm báo có phẩm chất chính trị tốt và có tài năng, kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm thay đổi những cán bộ

yếu kém, xử lý nghiêm đối với những cán bộ vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng báo chí để thực hiện mưu đồ xấu.

Chỉ thị số 22-CT/TW của Đảng về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản, nêu: Mỗi người làm báo phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng kiên định vững vàng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đề cao tự phê bình và phê bình, tu dưỡng đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, phấn đấu xứng đáng là nhà báo của nhân dân. Mặt khác, cần thống nhất quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và nghề nghiệp cho cán bộ báo chí.

Việc đào tạo cán bộ báo chí không chỉ tạo điều kiện cho Đảng huy động cao độ năng lực của hệ thống báo chí trong tiến trình cách mạng, đồng thời còn mở ra khả năng rộng lớn cho các cán bộ báo chí phát huy tài năng sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp.

Đào tạo, bồi dưỡng nhà báo và cán bộ quản lý báo chí là nội dung rất quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)