Về phương thức lãnh đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx (Trang 58 - 68)

Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, thông báo, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương liên quan đến báo chí; ban hành chỉ thị, nghị quyết, thông báo, quyết định, chương trình hành động trên cơ sở cụ thể hóa các văn bản trên của Trung ương và tình hình thực tiễn địa phương; xây dựng cơ sở đảng vững mạnh trong các cơ quan báo chí; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan báo chí. Cụ thể:

* Quán triệt, triển khai, thực hiện các văn bản của Trung ương liên quan đến báo chí, công tác lãnh đạo, quản lý báo chí như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về

"Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới"; Chỉ thị 63 của Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản"; Chỉ thị 08 của Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản"; Chỉ thị 22 của Trung ương Đảng về "Tiếp

tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản"; Thông báo Kết luận 162 và 41 của Trung ương về "một số biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí"; chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị định 13, 14 của Chính phủ trong việc "ổn định, duy trì và tổ chức tốt các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, quản lý báo chí xuất bản"; Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị; Chỉ thị 10 của Ban Cấp hành Trung ương Đảng ngày 30-10-2007 về "việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ"; Nghị quyết 23 Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới"; Nghị quyết Trung ương 4 về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020"...

Đặc biệt, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh vùng ĐBSCL đã đồng loạt tổ chức thực hiện Quyết định 153 ngày 21-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc "ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Tuyên giáo với các ban cán sự đảng, đảng đoàn cán bộ, ngành, các cơ quan Trung ương thuộc lĩnh vực tuyên giáo, các cơ quan liên quan"

với nội dung được quy định như sau:

+ Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động báo chí trong tỉnh.

+ Ban Tuyên giáo chịu trách nhiệm định hướng về chính trị, tư tưởng trong hoạt động báo chí; theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động báo chí.

* Triển khai và ban hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để định hướng nội dung thông tin cho báo, đài như nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X); văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, X…

Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, dưới ánh sáng nghị quyết của các Đại hội Đảng bộ, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh vùng ĐBSCL càng quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn sự nghiệp đổi mới báo chí cho phù hợp với tình hình mới, với mục đích sử dụng báo chí hiệu quả hơn trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong đó chỉ ra nhiệm vụ chính trị của báo chí trong giai đoạn hiện nay là: Báo chí có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu,

nhiệm vụ của công tác tư tưởng; mặt khác, xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn của báo chí. Từ đây, nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động được ban hành làm cơ sở cho báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo địa phương, nhất là về mặt nội dung. Ví dụ như ở tỉnh Bến Tre, năm 2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị 27 ngày 3.6.2008 về việc phát động phong trào thi đua "Đồng khởi mới" nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH, đẩy lùi nghèo nàn lạc hậu và tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn năm 2010; phát động tuyên truyền Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở tỉnh Trà Vinh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 01, 06 về "việc phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer" và chương trình hành động 134, 135 về "công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới trong vùng có đồng bào dân tộc Khmer".

* Xây dựng cơ sở đảng vững mạnh trong các cơ quan báo chí

Rõ ràng, không thể thiếu vai trò của Đảng ủy, chi ủy trong cơ quan báo, đài - "tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân" ở địa phương. Đảng ủy, chi ủy trong các cơ quan báo, đài các tỉnh vùng ĐBSCL thực hiện lãnh đạo cơ quan báo chí trên nhiều mặt:

+ Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Báo, đài là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và diễn đàn của nhân dân, vừa thực hiện công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, vừa thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Xác định nhiệm vụ chính trị của tờ báo, Đảng ủy, chi ủy trong các báo vùng ĐBSCL, đặt chất lượng nội dung tuyên truyền là yếu tố hàng đầu và đề ra yêu cầu nội dung tờ báo phải luôn tạo sự đồng thuận, thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng và nhân dân để thực hiện các chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, giúp lãnh đạo báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, giúp bộ phận cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên có điều kiện học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chính trị. Bên cạnh đó, Đảng ủy, chi ủy báo, đài còn định hướng tập trung tuyên truyền phổ biến những kinh nghiệm hay trong sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, nêu gương

những nhân vật điển hình "Người tốt - Việc tốt"; khuyến khích các phóng viên đi cơ sở để phản ánh các phong trào cách mạng của địa phương, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc như Khmer (Trà Vinh, Sóc Trăng).

Qua thực tế khảo sát, những năm qua, Đảng ủy Đài PT-TH Trà Vinh lãnh đạo Đài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành với tinh thần trách nhiệm cao. Kết quả là chất lượng chương trình PT-TH ngày càng được nâng lên. Các chuyên mục như:

Thoát nghèo không khó, Điểm hẹn cuối tuần, Địa chỉ nhân đạo, Gặp nhau đầu tuần, Nhịp cầu nhà nông, Sức khỏe cho mọi người... được dư luận đánh giá cao. Các chương trình văn nghệ - giải trí không ngừng đổi mới. Chương trình phát thanh, truyền hình tiếng Khmer luôn được nâng cao về hình thức và nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với bà con Khmer. Về kỹ thuật, sóng phát thanh, truyền hình được đảm bảo liên tục, không bị gián đoạn, các chương trình truyền hình trực tiếp các hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, thể thao được thực hiện tốt...

Đảng ủy Đài PT-TH Cà Mau chú trọng việc bồi dưỡng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, công chức trong cơ quan thông qua các cuộc họp, sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, hội nghề nghiệp... góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ viên chức, đặc biệt là đội ngũ đảng viên, biên tập viên, phóng viên. Qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đối với báo Cà Mau, Ban chi ủy đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cùng với Ban biên tập lãnh đạo tòa soạn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ban chi ủy phối hợp cùng Ban biên tập mạnh dạn thay đổi bộ máy tổ chức của cơ quan; tập trung đổi mới tờ báo từ hình thức đến nội dung ở từng số báo, từ đó số lượng phát hành tăng lên đáng kể, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra.

+ Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng: Đó là phổ biến, quán triệt nghị quyết cơ quan báo, đài gắn liền với trách nhiệm cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách đầy đủ, kịp thời, phù hợp với điều kiện

hoạt động của đơn vị. Từ nghị quyết đó, thủ trưởng cơ quan báo, đài tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo và điều hành các mặt hoạt động thông tin, tuyên truyền và xuất bản báo; đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết những đề xuất, kiến nghị của đảng viên và quần chúng thuộc trách nhiệm của cơ sở hoặc báo cáo lên cấp trên giải quyết theo thẩm quyền.

+ Lãnh đạo xây dựng bộ máy quản lý và các đoàn thể cơ quan: Đó là lãnh đạo xây dựng, kiện toàn bộ máy quản lý cơ quan từ ban lãnh đạo đến các phòng trực thuộc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, không có biểu hiện quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà đối với cấp dưới và nhân dân. Lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng quy chế làm việc cho từng phòng, ban; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và từng cán bộ, nhân viên; chủ động xem xét, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh ở cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, lãnh đạo xây dựng các đoàn thể trong cơ quan như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội nhà báo... thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức; lắng nghe và giải quyết kịp thời tâm tư nguyện vọng của đoàn viên các đoàn thể.

+ Lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng: Đó là xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh đồng nghĩa với xây dựng cơ quan, đơn vị, đoàn thể cơ sở vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là bí thư chi bộ và các cấp ủy viên; đề ra nghị quyết sát, đúng với tình hình cơ quan, đơn vị; tổ chức và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả nghị quyết đó, nội bộ đoàn kết, thống nhất, có quy chế làm việc và thực hiện theo quy chế; xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Đảng ủy, chi ủy còn phân công công tác cho đảng viên; xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, nâng cao trình độ mọi mặt cho đảng viên. Ngoài ra, còn thực hiện việc kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành điều lệ đảng, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, các quy định của đảng và nhiệm vụ được chi bộ, đảng bộ phân công; thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác trong đảng.

đảng viên, công nhân viên đăng ký hoàn tốt thành nhiệm vụ cuối năm, tạo mục tiêu phấn đấu cho từng cá nhân trong cơ quan báo, đài. Đồng thời, tổ chức đánh giá, xét khen thưởng cho tập thể và cá nhân theo đúng quy định. Ngoài ra, đảng ủy, chi ủy cùng đoàn thể giới thiệu nguồn phát triển đảng cho đảng ủy, chi ủy, chi bộ trực thuộc.

Qua khảo sát tại Trà Vinh, Đảng bộ Đài PT-TH gồm 6 chi bộ trực thuộc, với 55 đảng viên, trong đó có 12 đảng viên dân tộc Khmer. Năm 2008, đảng bộ đã giới thiệu và phát triển được 12 đảng viên và đề ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2009 phát triển thêm 10 đảng viên. Đây là năm thứ ba Đảng bộ Đài được công nhận danh hiệu "trong sạch, vững mạnh". Ở Bến Tre, xây dựng đảng trong cơ quan báo, đài được xem là một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, thật sự là hạt nhân đoàn kết, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đảng bộ Đài PT-TH Bến Tre có tất cả 47 đảng viên. Trong 4 năm, phát triển được 14 đảng viên và 38 đối tượng được bồi dưỡng. Ở chi bộ báo Đồng Khởi, có 16 đảng viên, trong 4 năm qua có 14 đồng chí được bồi dưỡng đối tượng và đã phát triển 1 đảng viên mới.

Hiện nay, đảng bộ Đài PT-TH Cà Mau có 8 chi bộ trực thuộc với 156 đảng viên. Căn cứ vào tiêu chuẩn xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh hàng năm, các chi bộ đề ra kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng, quí để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm, chất lượng sinh hoạt đảng từng bước được nâng lên. Chi bộ báo Cà Mau hiện có 20 đảng viên. Nhìn chung đảng viên luôn gương mẫu trong mọi hoạt động của cơ quan, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chi bộ nhiều năm liền được công nhận "trong sạch, vững mạnh".

* Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan báo chí

Có thể nói, đội ngũ cán bộ lãnh đạo báo chí cả nước nói chung và báo chí vùng ĐBSCL hiện nay ngày càng trưởng thành và lớn mạnh về mọi phương diện, nhất là về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sự nhạy bén trước thời cuộc. "Cần khẳng định rằng, trong những thành tựu to lớn mà báo chí- xuất bản giành được trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, có đóng góp đáng kể của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc lĩnh vực này" [17, tr. 4].

Như chúng ta biết, bố trí cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng. Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước không phải chỉ thể hiện ở chỗ ra nghị quyết, chỉ thị, chính sách, pháp luật mà còn ở việc bố trí vào những cương vị nhất định những người quán triệt và có khả năng chấp hành nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cán bộ là cái gốc của công việc... Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém; chọn người và thay người là vấn đề quan trọng trong việc lãnh đạo, quản lý.

Cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí địa phương vùng ĐBSCL ở đây chính là tổng biên tập báo (giám đốc đài PT-TH).

Tổng biên tập là người chịu trách nhiệm chính và toàn diện về mọi công việc của tờ báo. Việc bổ nhiệm tổng biên tập và phó tổng biên tập báo do cấp ủy hoặc lãnh đạo ngành mà tờ báo trực thuộc quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Tuyên giáo Trung ương (đã được Ban Bí thư ủy nhiệm) nhằm tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo báo chí đi sâu vào nghiệp vụ; việc điều động các tổng biên tập, phó tổng biên tập đi công tác khác cẩn được các cấp ủy cân nhắc kỹ [67, tr.14].

Khảo sát các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh cho thấy, hầu như các tỉnh đều quán triệt tốt Chỉ thị 22/CT-TW về tăng cường tăng cường công tác quản lý báo chí. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt chú ý đến bố trí và quản lý cán bộ trong các báo và tập trung chăm lo xây dựng đội ngũ tổng biên tập.

Kết quả khảo sát thực tế một số tỉnh vùng ĐBSCL, như tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau cho thấy, việc quy hoạch, lựa chọn bổ nhiệm, đề bạt cán bộ trong cơ quan, nhất là các chức danh chủ chốt: tổng biên tập, phó tổng biên tập của các báo, giám đốc, phó giám đốc của đài trong những năm qua được Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)