KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác Can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ trên địa bàn TP Đà Nẵng (Trang 87 - 88)

1. KT LUN

Như ta ñã biết, trẻ CPTTT là trẻ bị tổn thất ở não rất nặng dẫn ñến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, tuy nhiên ñiều này không phải là trẻ không thể giáo dục ñược.

Một số phụ huynh có nhận thức cơ bản về khuyết tật của con mình, tạo mọi ñiều kiện chăm sóc – giáo dục trẻ. Tuy nhiên, những nhận thức ñó còn hạn chế nên ảnh hưởng không tốt ñến công tác CTS tại gia ñình cũng như công tác CTS tại các trường chuyên biệt và ñiều này cũng cho thấy rằng công tác CTS cho trẻ CPTTT tại gia ñình chưa ñạt những hiệu quả như các bậc phụ huynh mong ñợi.

Không ñạt ñược những kết quả CTS cho trẻ CPTTT tại gia ñình như mong ñợi của các phụ huynh phần lớn là do các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm ñến các dịch vụ CTS cho trẻ, chưa thấy hết ñược vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác CTS cho trẻ; ngoài ra còn do các bậc phụ huynh còn ngại ngần trong việc chia sẻ những suy nghĩ cho các nhà chuyên môn. Và một nguyên nhân nữa là do vấn ñề kinh tế, hầu hết các phụ huynh có hoàn cảnh gia ñình khó khăn, sống ở vùng nông thôn nên vừa gây khó khăn cho việc tiếp nhận những thông tin về tật của trẻ lại vừa gây khó khăc cho việc tham gia các dịch vụ CTS dành cho trẻ. Việc lo toan kiếm sống cũng là một trong những nguyên nhân căn bản làm gián ñoạn quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ tại gia ñình cũng nhưñưa trẻ tới các dịch vụ CTS.

Công tác CTS cho trẻ CPTTT tại các Trường Chuyên biệt, các Trung tâm ñang gặp những khó khăn về nhiều mặt như nhận thức của các cán bộ quản lí, các giáo viên về mô hình CTS chưa ñúng, chưa sâu sắc nên dẫn ñến tình trạng kết quả của CTS không ñạt mục tiêu của nhà trường ñã ñề ra. Sự phối hợp giữa nhà trường với các bậc phụ huynh trong quá trình CTS cho trẻ không thường xuyên nên chưa ñạt ñược những mục tiêu ñề ra.

Đội ngũ các giáo viên, chuyên viên, các kĩ thuật viên còn hạn chế về chuyên môn nên gây khó khăn cho quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ.

Có thể kết luận rằng công tác CTS trên ñịa bàn TP Đà Nẵng vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa ñược triển khai rộng rãi và ñúng mức. Thực tế khảo sát cho chúng

ta thấy, cả công tác CTS tại gia ñình, tại các trường chuyên biệt, các trung tâm/ bệnh viện dành cho trẻ CPTTT cũng ñang gặp rất nhiều khó khăn, các bậc phụ huynh vẫn chưa nhận thức ñúng ñắn vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình chăm sóc – giáo dục con em cũng như trong quá trình CTS cho trẻ; có những trẻ ñược phát hiện sớm tật nhưng các bậc phụ huynh không tìm hiểu ñể ñưa trẻ tới các cơ sở chăm sóc. Việc ñưa CTS vào các trường và các trung tâm cũng là một trong những thách thức lớn ñối với các cán bộ quản lí và những người làm công tác CTS, và ñiều này ñã làm cho công tác CTS chưa ñạt ñược những kết quả như mong ñợi.

Đây chính là một khuyến cáo lớn ñối với công tác CTS. Trong tương lai không xa, việc triển khai mô hình CTS cho trẻ khuyết tật ñang và sẽñược quan tâm rất lớn, chúng tôi nghĩ rằng ñây là ñiều ñáng mừng cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ CPTTT nói riêng.Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cũng nên lưu tâm ñến những kết quả mà chúng tôi vừa trình bày ở trên ñể có những cách tiếp cận ñúng ñắn khi xây dựng mô hình CTS cho trẻ CPTTT, triển khai rộng rãi các mô hình CTS cho trẻ CPTTT trên ñịa bàn các Quận và phối hợp với các ban ngành trong công tác CTS cho trẻ thật ñều tay ñể vừa khắc phục những nhược ñiểm của những mô hình trước vừa có ñược những biện pháp, những cách thức giáo dục tốt nhất trong công tác CTS cho trẻ vì mục tiêu cao cả là giúp trẻ trở thành thành viên của cộng ñồng, sống tự lập và ñược cộng ñồng chấp nhận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác Can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ trên địa bàn TP Đà Nẵng (Trang 87 - 88)