Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý và phối hợp liên ngành, địa phương tạo cơ chê điều hành thị trường thông thoáng, linh hoạt.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 97 - 102)

III/ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020:

8. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý và phối hợp liên ngành, địa phương tạo cơ chê điều hành thị trường thông thoáng, linh hoạt.

phương tạo cơ chê điều hành thị trường thông thoáng, linh hoạt.

Xây dựng cơ chế chính sách và luật pháp đảm bảo tính đa phương, thuận tiện cho du khách và các nhà đầu tư. Phối hợp các bộ ngành liên quan rà

soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách đầu từ, chính sách xuất nhập cảnh, hải quan, chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch. Đặc biệt, nhà nước kết hợp với ngành du lịch phải cải cách hợp lý tất cả các thủ tục liên quan đến khách du lịch như xuất nhập cảnh, hải quan, đi lại tham quan, mua sắm một cách thuận lợi, mở rộng việc miễn thị thực visa đơn phương cho các thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, sử dụng visa điện tử, thanh toán theo phương thức hiện đại tạo thuận cho khách mua hàng hóa Việt Nam nhằm mang lại sự hấp dẫn ban đầu cho các sản phẩm du lịch và thu hút lượng khách du lịch lớn hơn trong tương lai.

Nhà nước khẩn trương ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Du lịch Việt Nam 2005 một cách cụ thể để tạo một hệ thống văn bản quy phậm pháp luật đồng bộ, nhất quán từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường. Phối hợp với các Bộ, Ngành chỉ đạo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

Tiến hành phổ biến và giáo dục pháp luật về du lịch đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch và trên phạm vi toàn xã hội, tạo nhận thức đầy đủ, đồng bộ để mọi người dân cùng có ý thức xây dựng Việt Nam thành một điểm du lịch hấp dẫn. Tăng cường kiểm tra chất lượng phục vụ, dịch vụ tạo các cơ sở du lịch để đảm bảo an toàn cho khách và an ninh quốc gia.

Mở rộng các cửa khẩu quốc tế nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch vào Việt Nam theo cả ba đường: đường bộ, đường thủy và đường hàng không; nối tour với các nước láng giếng tạo nhiều tuyến du lịch, phối hợp nhiều loại hình du lịch giữa các vùng trong nước.

Nhà nước và Ngành du lịch phải có cơ chế phối hợp liên ngành, địa phương, ưu tiến giải quyết các vấn đề liên quan đến du lịch như chính sách đầu tư phát triển du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa,, quản lý sử dụng quỹ đất,

khuyến khích tạo thuận lợi đi lại, xuất nhập cảnh, thuế và hải quan, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ nhằm giảm nguy cơ phá sản, mất việc làm tại các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Khóa luận được trình bày trong bối cảnh Việt Nam và thế giới đang nỗ lực khắc phục những hậu quả nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bùng nổ từ đầu năm 2008. Để giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, đạt mức tăng trưởng GDP 6,5 % trong năm 2010 như dự kiến, Việt Nam tiếp tục xác định mục tiêu phát triển mạnh du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế đất nước. Vấn đề phát triển du lịch đã được đề cập nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ được đặt ra ở mức độ cấp bách và là ưu tiên hàng đầu như hiện nay do Việt Nam xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong thời gian tới.

Việt Nam đặt ra mục tiêu thu hút được 40 – 45 triệu lượt khách vào năm 2020, trong đó có tới 30 -35 triệu lượt khách quốc tế, tăng doanh thu ngành du lịch lên 10 tỷ USD/ năm. Đây quả không phải là mục tiêu dễ dàng khi ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng du lịch còn nhiều yếu kém và thua xa về nhiều mặt so với các nước phát triển mạnh du lịch trong khu vực Đông Nam Á.

Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước này trong vấn đề phát triển du lịch là việc làm cần thiết và mang tính cấp bách đối với Việt Nam. Nó vừa giúp ngành du lịch Việt Nam tiết kiệm thời gian định hướng phát triển, tiếp thu nhiều kinh nghiệm của bậc tiền bối đi trước và khai thác được nhiều khía cạnh mới của du lịch, bắt kịp với xu thế thị trường.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành du lịch Việt cần có chiến lược tùng tu các di tích lịch sử - văn hóa, điểm danh lam thắng cảnh, đa dạng hóa các loại hình du lịch, phát triển các tuyến du lịch mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả nhằm kích thích cầu thị trường du lịch quốc tế và nội địa, thu hút các nhà đầu tư triển vọng. Đặc biệt, sắp tới, Việt Nam sẽ là điểm đến của du lịch

MICE, du lịch nghỉ biển và mua sắm. Nói chung, so với Thái Lan hay Singapore, Việt Nam là một điểm đến mới, một sản phẩm du lịch mới nên phần nào sẽ hấp dẫn khách du lịch hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w