II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
49 Cuocsongviet.com.vn “Khái quát tài nguyên thiên nhiên Việt Nam” –, 2009.
2.1.2 Thị trường khách nội địa:
Khách du lịch nội địa cũng không ngừng gia tăng với số lượng khách tăng từ 6,85 triệu lượt vào năm 1995 lên đến 19,5 triệu lượt vào năm 2007. Đến năm 2009, khách du lịch nội địa tăng đột biến, đạt mức 25 triệu lượt, tăng 19 % so với năm 2008. Có thể thấy, cầu du lịch nội địa Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng không đồng đều giữa các năm . Trong 5 năm từ 1995 – 2000 số lượt khách nội địa tăng gần gấp 2 lần, nhưng trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, số lượt khách chỉ tăng chưa đầy 1,5 lần. Thị trường du lịch nội địa trong giai đoạn 2005 – 2010 cũng có nhiều biến động theo chiều hướng tăng lượng khách nội địa, giảm lượng khách quốc tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ, dịch bệnh, v.v. Ngoài mục đích thăm quan các di tích văn hóa, danh lam
thắng cảnh, chủ yếu tỷ lệ khách du lịch nội địa đi nghỉ dưỡng tại các khu du lịch biển, núi vào thời gian hè chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hướng gia tăng.
2.2Về thu nhập
Nhờ số lượng khách quốc tế và nội địa không ngừng tăng lên, doanh thu từ du lịch của Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Năm 2007 tổng doanh thu của ngành du lịch là 3,5 tỷ USD. Đến năm 2009, con số này đã đạt gần 4 tỷ USD.
Bảng 11: Khách quốc tế đến VN, doanh thu của ngành du lịch và tỷ lệ doanh thu của du lịch quốc tế so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa (2003 - 2009)
Đơn vị: Triệu lượt khách
Năm Tổng số khách QT đến VN Tốc độ tăng % Tổng số khách nội địa Tốc độ
tăng % Doanh thu của DLVN (Tỷ USD) Tốc độ tăng % Tổng kim ngạch XKHH (Tỷ USD) Tốc độ tăng % 2003 2,429 -7,6 13,500 3,48 1,375 4,3 20,149,3 6,82 2004 2,928 20,5 14,500 7,4 1,625 18,2 26,485 6,13 2005 3,477 18,8 16,000 10,34 1,875 15,4 32,447 5,78 2006 3,583 3,0 17,500 6,25 3,182 69,7 39.826,2 8,0 2007 4,229 16,0 19,200 9,70 3,50 9,9 48,560 7,2 2008 4,25 0,49 21 9,375 3,379 - 3,457 62,9 29,5 2009 3,8 - 10,58 25 19 3,684 9,026 56,6 - 10,02
Nguồn: Tổng hợp từ Nguồn Tổng cục Du lịch, Tổng cục thống kê, Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2009.
Doanh thu của ngành du lịch Việt Nam chủ yếu là từ khách quốc tế, chiếm trên 80 % doanh thu của toàn ngành du lịch, chiếm tỷ lệ trung bình 6,78 % tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Năm 2006, doanh thu từ du lịch quốc tế đạt 2, 85 tỷ USD, chiếm 89,56 % tổng doanh thu của ngành du lịch, 55,88% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ (5,1 tỷ USD), chiếm trên 7,1 % so với tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Năm 2007, con số này ước đạt
xuất khẩu dịch vụ (6,030 tỷ USD), chiếm 6,7 % tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Con số này là một tín hiệu tích cực chứng tỏ ngành du lịch VN đang từng bước trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước nhưng cũng chứng tỏ doanh thu từ du lịch quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng du lịch VN hiện có.
2.3Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng du lịch của VN đã không ngừng được mở rộng, phát triển cả về mặt chất và lượng trong thời gian qua.
Nhờ sự phát triển nhanh của hệ thống sân bay, cảng biển, mạng lưới giao thông đối nội và đối ngoại mà chất lượng của các dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường không, đường bộ, đường biển đã được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch đất nước. Hành khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không chủ yếu qua cửa khẩu chính là Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và Nội Bài (Hà Nội) hoặc cửa khẩu quốc tế Đà Nẵng với nhiều sự lựa chọn về hãng máy bay như Vietnam Airlines, Jestar, Thai Airway International, Singapore Airlines,…. Về đường biển, khách du lịch quốc tế vào VN qua các cửa khẩu quốc tế Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Thừa Thiên Huế, TP.HCM. Du khách cũng có thể đi bằng đường bộ qua các cửa khẩu quốc tế ở biên giới phía Bắc và phía Nam hoặc miền Trung. Thị phần khách du lịch đi bằng đường sắt qua Cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn, Lao Cai cũng có nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Mạng lưới cơ sở lưu trú của Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng rất mạnh cả về chất lượng và số lượng trong thời gian qua. Nếu năm 1990, cả nước mới có 350 cơ sở lưu trú với 16.700 buồng thì đến năm 2009, cả nước đã có khoảng 10.800 cơ sở lưu trú du lịch với 208.000 buồng; Trong đó có 300 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao với 32.266 buồng, gồm 33 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao với 8.564 buồng, 89 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 4 sao với 11.068 buồng, 176 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với 12.674 buồng. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở lưu trú này còn có quy mô nhỏ, thiếu tiện nghi và thường gặp phải khó khăn khi phục vụ các đoàn khách có số lượng lớn, lại không có được nhiều hành động quảng bá, xúc tiến nên hiệu quả hoạt động còn kém. Cả nước chỉ có 160 cơ sở lưu trú có 80 – 199 buồng, chiếm 2,51 % tổng số cơ sở lưu trú cả nước. Loại có từ 200 buồng trở lên chỉ có khoảng 29 cơ sở, chiếm 0.45 % tổng số cơ sở lưu trú cả nước52.
Mạng lưới cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại các thành phố và các trung tâm du lịch lớn. Đặc biệt, mạng lưới các cơ sở lưu trú thuộc các dải bờ biển đẹp dọc duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh do nhu cầu của du lịch nội địa (Bảng 12).
Bảng 12: Phân bổ cơ sở lưu trú du lịch theo trung tâm du lịch lớn 2008 STT Tỉnh, Thành phố Số lượng CSLT Tỷ trọng (%) Số buồng Tỷ trọng (%) 1. TP. Hồ Chí Minh 641 10,04 18.323 14.01 2. Hà Nội 352 5,51 10.281 7.86 3. Hải Phòng 152 2,38 4.278 3.27 4. Quảng Ninh 374 5,86 6.962 5.32 5. Thanh Hóa 330 5,17 6.644 5.08
6. Nghệ An 201 3,15 5.219 3.99