Đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 76 - 77)

III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC ĐÔNG NA MÁ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH:

1. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam

Số liệu trên đây cho thấy sự phát triển của du lịch Việt Nam còn kém xa các nước phát triển du lịch khác trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, lượng du khách quốc tế đến nước ta vẫn chỉ ở mức hơn 2,5 triệu mỗi năm, trong khi đất nước Singapore bé nhỏ với dân số vẻn vẹn có 4 triệu người và hầu như không có cảnh quan sông núi, thác nước thiên nhiên nhưng mỗi năm cũng đón tới hơn 6 triệu lượt du khách. Tương tự, chính phủ Thái Lan đã đưa ra kế hoạch thu hút 13 triệu du khách quốc tế (Thu về 10 tỷ USD) vào năm 2005. Không riêng Thái Lan, các nước khác như Malaysia, Singapore, Philippine, Myanma cũng đã đề ra những chương trình xúc tiến du lịch hết sức bài bản (Như, hạ giá tour, khuyến mãi du khách khi mua sắm.v.v….) và thu bước đầu đã đem lại hiệu quả. Trong năm 2008, lượng khách quốc tế đến Indonesia là 6,234,000 lượt (tăng 13,2 % so với năm 2007), Philippine là 3,139,000 lượt (tăng 1,5 %)

Du lịch Việt Nam hiện tại đã phát triển nhưng chưa xứng với tiềm năng sẵn có. Ngành du lịch Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do không có hình ảnh thương hiệu rõ ràng. Cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch,

Việt Nam không có gì mới, không được thường xuyên tu tạo. So với các nước trong khu vực, ngành Du lịch Việt Nam chưa có những chiến lược, mục tiêu cụ thể để phát triển toàn Ngành; Trong khi Thái Lan có thể dễ dàng đón những đoàn khách lên đến cả ngàn người thì với các công ty du lịch Việt Nam đón đoàn khách hơn 300 người là cả một vấn đề, vì khó tìm khách sạn, đặt chỗ trên các chuyến bay nội địa, lực lượng phục vụ... Càng khó hơn, khi những năm gần đây, số phòng nghỉ ở các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế có tăng nhưng rất chậm, trong khi lượng khách quốc tế đến ngày càng tăng. Vào mùa cao điểm của du lịch, tìm được một lượng phòng lớn ở các khách sạn này không phải là điều dễ dàng, chưa kể giá phòng vào cuối năm cứ nhích dần lên; Việt Nam chỉ đón được 3 triệu lượt khách du lịch quốc tế/năm, và điều đáng buồn là, hầu hết du khách đến Việt Nam đều “một đi không trở lại”, thậm chí họ còn tuyên truyền đừng đi nữa. Chất lượng dịch vụ kém nhưng chi phí du lịch Việt Nam thuộc hàng đắt đỏ nhất Đông Nam Á. Tính theo giá chuẩn của đoàn khách 20 người ở khách sạn 3 sao, thì chi phí mặt đất (land fees) một ngày dành cho một khách tuour thông thường ở Campuchia, Thái Lan từ 25-30 USD, Malaysia 40 USD, thì Việt Nam khoảng gần 60 USD, gần bằng Singapore (70 USD) (trong khi chất lượng dịch vụ của Singapore cao hơn Việt Nam rất nhiều lần)53. Quả là nói đến du lịch Việt Nam, thật tình còn nhiều điều để nói.

Thực tế ấy cho thấy việc tiếp thu các bài học phát triển du lịch từ ngay những nước làng giếng trong khu vực có đặc điểm địa lý, vị trí, tự nhiên gần giống là một việc làm mang tính cần thiết và cấp bách.

2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước Đông Nam Á

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w