THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 86 - 89)

1. Thời cơ của ngành du lịch Việt Nam.

Tổ chức thành công Hội nghị APEC, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đây là những cơ hội tốt nhất để quảng bá du lịch Việt Nam trên thế giới. Việt Nam đang là điểm đến tin cậy và an toàn đối với du khách quốc tế trong khu vực ĐNA, trong khi các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia đang phải khắc phục được những bất ổn chính trị, khủng bố. Đặc biệt là Thái Lan, tình trạng khủng hoảng chính trị đang xảy ra phát sinh từ cuộc biểu tình của phe “áo đỏ” từ hồi đầu tháng 3/ 2010 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hình ảnh “đất nước du lịch” của nước này. Hiện tại, ngành du lịch Thái Lan đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Hiệp hội khách sạn Thái Lan cho biết tỷ lệ đặt phòng khách sạn trong tháng 4/ 2010 tại Bangkok giảm từ 10 % - 20 %, tại Miền Nam giảm 50 % vì một số du khách còn đang đợi xem diễn tiến của cuộc biểu tình. Thu nhập hàng ngày của các quán bar tại đây cũng giảm 1/3 do số lượng du khách giảm. Hiệp hội du lịch Thái Lan dự đoán ngành công nghiệp du lịch nước này sẽ thiệt hại đến hơn 1 tỉ baht (tương đương 30,54 triệu USD)54. Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), Việt Nam xếp hạng 6 trên Top 10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 đến 2016. Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, trở thành nền kinh tế mũi nhọn, một trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực.

2. Thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam

Sau 20 năm đổi mới, ngành du lịch đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, ngành du lịch đang bước vào một sân chơi mới với những cạnh tranh quốc tế quyết liệt và gay gắt hơn. Những thách thức, khó khăn đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam thể hiện ở nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất bao gồm: - Về cơ sở hạ tầng: Theo xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh Ngành lữ hành và du lịch (TTCI)55 trong Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch (TTCR) năm 2009 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố, Việt Nam có thứ hạng rất thấp về các tiêu chí hạ tầng giao thông và hạ tầng. Chất lượng đường sá (thứ 102/133). Chất lượng cơ sở hạ tầng hàng không (thứ 84/133), mạng vận tải hàng không quốc tế (thứ 91/133). Hạ tầng chưa được đầu tư thích đáng (thứ 109/133),và việc sử dụng các loại thẻ thanh toán ATM rất kém (thứ 103/133). Với hệ thống giao thông yếu kém trên nhiều phương diện của nước ta hiện nay, du lịch Việt Nam khó có thể vận hành hiệu quả và cạnh tranh tốt. Các lợi thế của đất nước, nhất là các lợi thế về địa lý - chiến lược, tiềm năng du lịch của đất nước khó được phát huy, sẽ bị chính sự yếu kém của hệ thống giao thông nước ta chặn lại từ xa. Vì vậy, bên cạnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài, cần phải huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn vốn đầu tư trong nước, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông.

- Yếu kém về cơ sở dịch vụ du lịch: Du lịch là một sản phẩm tổng hợp, có sự đầu tư, phối hợp đồng bộ của nhiều ngành nhưng thực trạng lại mạnh ai nấy làm. Sản phẩm nghèo nàn, cơ sở hạ tầng du lịch yếu kém, thiếu cơ sở lưu trú, thiếu chỗ chơi...hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú chưa thật sự đáp ứng nhu cầu thị trường vào mùa cao điểm, đặc biệt là thị trường khách cao cấp… làm cho du lịch Việt Nam kém hấp dẫn. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý

55TTCI- Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch được tính dựa trên 3 nhóm chỉ số với các biến số tạo thuận lợi hoặc chi phối năng lực cạnh tranh, bao gồm: nhóm các chỉ số về khung pháp ly, biến số tạo thuận lợi hoặc chi phối năng lực cạnh tranh, bao gồm: nhóm các chỉ số về khung pháp ly,

thấp, đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ quản lý, ngoại ngữ và kinh nghiệm. Theo TTCI năm 2009, Hiện tại chỉ số hạ tầng dịch vụ phục vụ du lịch của Việt Nam còn rất thấp (thứ 109/ 133) với số phòng khách sạn đạt mức trung bình kém (thứ 85/ 133).

- Cải cách hành chính tiến triển chậm, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp giữa các bộ ngành.

TTCI năm 2009 cho thấy, chỉ số xếp hạng về luật và các quy định chính sách của Việt Nam còn yếu kém (đứng thứ 96/133); Thể hiện qua các yêu cầu cao về thị thực nhập cảnh (thứ 116), thời hạn khởi sự doanh nghiệp lớn (thứ 112) và những hạn chế với những sở hữu nước ngoài (104). Mặc dù có khả năng đáp ứng lao động có chất lượng cao đạt mức khá (thứ 40/ 133) tuy nhiên nguồn nhân lực của du lịch Việt Nam vẫn được đánh giá ở mức trung bình kém (thứ hạng 82/133), nhưng lại. Qua đây có thể thấy, ngành du lịch Việt Nam hiện đang vướng hàng loạt rào cản về nhân lực, hạ tầng, cơ chế hành chính. Đặc biệt, trong khi xu hướng phát triển du lịch quốc tế là miễn thị thực, bảo vệ môi trường... thì Việt Nam vẫn duy trì cơ chế thị thực với rất nhiều thị trường khách du lịch, đây cũng là lý do khiến khách du lịch ngại đến, ngại trở lại.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w