Phát triển hình thức du lịch MICE

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 40 - 42)

I/ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

1.2.4Phát triển hình thức du lịch MICE

16 “Đừng lãng phí tài nguyên du lịch” Tài liệu du lịch 3/

1.2.4Phát triển hình thức du lịch MICE

Một trong những hướng đi được Thái-lan xác định nhằm nhanh chóng mang lại nguồn doanh thu lớn cho nền kinh tế đất nước, đó là phát triển MICE.

MICE (Meeting, Incentives, Conferences/Congress, Events/Exhibition)- tạm gọi là ngành công nghệ tổ chức sự kiện, ghép chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm: gặp gỡ, hội họp; khen thưởng; hội nghị, hội thảo; triển lãm. MICE là loại hình du lịch tổng hợp kết hợp công tác tổ chức và cơ sở hạ tầng. Khách hàng MICE vừa tham gia hội thảo, hội nghị, các sự kiện lớn... vừa có cơ hội du lịch, tham quan, giải trí. Việc phát triển MICE mang lại lợi nhuận cho du lịch, thương mại và một loạt các ngành dịch vụ khác như

nhà hàng, khách sạn, hàng không... Lượng khách hưởng dịch vụ MICE có khả năng chi tiêu cao gấp từ bốn đến sáu lần so với khách du lịch đơn thuần.

Năm 2007, MICE thu hút hơn 850 nghìn lượt khách tới Thái-lan, mang lại nguồn thu 69,5 tỷ bạt, chiếm hơn 13% tổng doanh thu của ngành du lịch. Bà Xu-pa-ván Ti-ra-rát, Cục trưởng Hội nghị và Triển lãm Thái-lan (TCEB), cơ quan trực thuộc Chính phủ phụ trách phát triển MICE đã nhận định tiềm năng phát triển MICE ở Thái-lan rất lớn. Năm 2008, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, Thái Lan chỉ đón được hơn 700 nghìn lượt khách du lịch MICE với doanh thu hơn 52 tỷ baht. Nhưng xác định niềm tin và an ninh là hai yếu tố cơ bản tác động MICE, TCEB đã phát triển năm chiến lược khôi phục và thúc đẩy MICE từ năm 2009 đến 2012 nhằm đưa Thái-lan trở thành một điểm đến hàng đầu của ngành công nghệ tổ chức sự kiện trong khu vực, bao gồm: Tiếp cận và hội nhập thị trường; khởi động thị trường trong nước thông qua chiến dịch khuyến mãi dành cho khách hàng MICE; đẩy mạnh hoạt động truyền thông theo đó sử dụng báo chí để quảng bá hoạt động; khởi động thị trường MICE nội địa, tập trung thúc đẩy và phát triển MICE tại bốn tỉnh, thành phố chủ yếu gồm BangKok, Pataya, Phuket và Chieng Mai; kiểm soát khủng hoảng toàn diện theo đó hợp tác với các cơ quan hữu trách, phối hợp nâng cấp an ninh và an toàn Hệ thống kiểm soát an ninh MICE (MSMS). TCEB dành hơn 200 triệu bạt để thực hiện năm chiến lược nói trên nhằm phục hồi và phát triển ngành MICE bắt đầu từ năm nay18.

Đến cuối năm 2009, các mắt xích trong chuỗi dịch vụ của MICE của Thái Lan gồm hệ thống giao thông, các khu hội chợ, triển lãm, hội thảo, khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, mua sắm đã được kết nối hoàn chỉnh, giúp du khách thuận tiện hơn trong nhiều hoạt động tại Băng-cốc cũng như các thành phố lớn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 40 - 42)