Đầu tư phát triển cung du lịch:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 91 - 93)

III/ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020:

2. Đầu tư phát triển cung du lịch:

Đầu tư phát triển cung du lịch hiện này là đầu tư cho một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nên cần có nhiều chính sách ưu đãi, hướng đầu tư hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế của du lịch Việt Nam. Ngành du lịch cần tập trung đầu tư vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp, tôn tạo các khu, tuyến điểm du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch vừa hiện đại, vừa đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Để làm được việc này, ngành du lịch Việt Nam phải tiến hành các bước sau:

- Đánh giá thực trạng công tác đầu tư du lịch. Cụ thể là việc đầu tư phát triển các khu du lịch, các loại hình du lịch trọng yếu như du lịch

sinh thái, du lịch văn hóa, đầu tư xúc tiến quảng bá, các cơ chế chính sách đầu tư.

- Chú trọng ưu tiên xúc tiến đầu tư các khu du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế cao, các khu và điểm du lịch sinh thái, văn hóa phù hợp với điều kiện thực tế.

- Đầu tư hợp lý nhằm nâng cấp các điểm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành; tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề du lịch, tăng cường đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và xúc tiến quảng bá du lịch.

- Ưu tiên phát triển các địa bàn du lịch trọng điểm là Hà Nội và các vùng phụ cận, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng – Quảng Ninh, Huế - Đà Nẵng, …với một số dự án cụ thể như: Khu du lịch tổng hợp biển đảo Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng) thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Khu du lịch giải trí thể thao biển Cảnh Dương – Hải Vân – Non nước (Thừa Thiên – Huế - Đà Nẵng) gắn với địa bàn kinh tế động lực miền Trung cùng hàng loạt các khu du lịch tổng hợp khác như: Khu du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Khu du lịch văn hóa lịch sử Cổ Loa (Hà Nội), Khu du lịch văn hóa Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam), Khu du lịch biển Phan Thiết – Mũi Né ( Bình Thuận), …v.v

Căn cứ thực tế hoạt động du lịch và nhu cầu gia tăng của du khách, trong quá trình phát triển ngành du lịch có thể xem xét bổ sung đầu tư một số khu du lịch chuyên đề ở phụ cận các trung tâm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, …dọc hàng lang các tuyến du lịch quốc gia.

- Ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các địa phương trong nước và các điểm du lịch dọc hành lang các tuyến du lịch quốc gia.

- Ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch như Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đông, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách.

- Nâng cấp diện mạo của các thành phố du lịch như Hạ Long, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt, các đô thị du lịch như Thị Xã Sapa, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên, Sầm Sơn, Đồ Sơn.

- Phối hợp đồng bộ với các cơ quan hữu trách, các bộ, ngành chức năng trong việc bảo vệ, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh, cảnh quan môi trường, khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w