TRONG NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020:
1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam hiện tại:
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi trong thời gian qua như khủng hoảng kinh tế thế giới, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp, giá xăng-dầu thế giới gia tăng, v.v nhưng nhìn chung du lịch Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ cùng nhịp độ tăng trưởng kinh tế đất nước trong một môi trường chính trị ổn định, đời sống, xã hội được cải thiện và nâng cao.
Xác định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Hiện tại, Việt Nam xác định phát du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo; đồng thời cho thấy tính liên vùng, liên ngành, xã hội hóa của du lịch và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khắc phục các vi phạm trong kinh doanh, bảo vệ tài nguyên, môi trường; bảo vệ quyền và lợi ích của du khách, nâng cao được hình ảnh của du lịch Việt Nam.
Thể chế hóa văn bản pháp luật về du lịch
Để thực hiện được mục tiêu chiến lược trên, Việt Nam đã thể chế hóa các văn bản pháp luật với sự ra đời của Luật Du lịch được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ bảy, ngày 14-6-2005. Khác xa so với Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Luật là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước và hoạt động du lịch trong giai đoạn mới, thể hiện quan điểm, chính sách của Ðảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển đất nước.
Thúc đẩy du lịch thông qua tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế
Trong những năm qua, quan hệ hợp tác của Du lịch Việt Nam với các nước trên thế giới và các tổ chức khu vực và quốc tế được đẩy mạnh và tăng cường. Ngành Du lịch Việt Nam đã ký 39 văn bản hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; thiết lập quan hệ bạn hàng và đối tác với trên một nghìn hãng của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam tham gia tích cực trong hoạt động của các tổ chức và cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế về du lịch, như: ASEAN, APEC, ASEM, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Lữ hành Du lịch châu Á - Thái Bình Dương… Du lịch Việt Nam đã tham gia hầu hết các Hội chợ Du lịch khu vực và quốc tế lớn; tổ chức nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
2. Dự báo phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020: năm 2020:
Trong bối cảnh du lịch toàn cầu phát triển, các nhà nghiên cứu thị trường du lịch dự báo thị phần của du lịch Việt Nam tiếp tục tăng đáng kể trong khu vực Đông – Thái Bình Dương - khu vực sẽ trở thành điểm du lịch lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2020. Trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, ASEAN có khả năng sẽ đón được 36 % lượng khách và 38 % tổng doanh thu vào thời điểm đó.
Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ không ngừng gia tăng nhanh chóng. Việt Nam sẽ vẫn giữ vững định hướng:
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm Quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
Mục tiêu chung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của đất nước được chi tiết hóa thành sáu mục tiêu cụ thể dưới góc độ thị trường bao gồm:
(1) Tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo riêng có của Việt Nam so với khu vực và trên thế giới.
(2) Củng cố và khai thác hiệu quả những thị trường hiện tại và những thị trường tiềm năng, cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế
(3) Phát huy nguồn nhân lực du lịch có tay nghề cao, đủ về số lượng, cao về chất lượng và hợp lý về cơ cấu.
(4) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ du lịch trong các hoạt động thị trường để nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh và quản lý ngành.
(5) Gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Thúc đẩy hội nhập khu vực, nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và thế giới.
(6) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, dự báo thị trường tốt, cung cấp thông tin thị trường kịp thời, đầy đủ, khai thác phù hợp và hiệu quả các nguồn lực và môi trường thúc đẩy thị trường du lịch phát triển, góp phần đảm bảo sự bền vững cho du lịch Việt Nam.
Tổng cục Du lịch dự báo trong năm 2010 này, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt con số 5,5 – 6,0 triệu lượt; lượng khách nội địa đạt 25
– 26 triệu lượt. Đến năm 2020, con số này sẽ tăng mức 30 – 35 triệu lượt khách quốc tế, 10 – 11 triệu lượt khách nội địa (Bảng dưới)
Bảng 13: Dự báo lượng cầu du lịch Việt Nam đến năm 2020
Đơn vị: Triệu lượt khách
Năm 2010 2020
Khách nội địa 5,5 – 6,0 10 - 11
Khách quốc tế 25 - 26 30 -35
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê 2010
Với lượng cầu được dự báo như trên, nếu không tính trượt giá, quy mô của thị trường du lịch Việt Nam đến năm 2020 dưới góc độ thu nhập sẽ đạt mức 10 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập xã hội từ du lịch đạt 11,6 % thời kỳ 2000 -2020
Bảng 14: Quy mô thị trường du lịch Việt Nam đến năm 2020
Đơn vị: Tỷ USD
Năm 2005 2010 2020
Doanh thu du lịch 2,1 4,1 9,9
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Du lịch,Tổng cục Thống kê 2010
3. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020: nhìn đến năm 2020:
Định hướng phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới là tập trung củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đồng thời, có những điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến của tình hình để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang lại sắc thái riêng của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa – lịch sử; Bên cạnh đó, đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thỏa mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của các đối tượng khách, nâng cao hiệu quả hoạt động trên các loại thị trường du lịch.
Cụ thể, ngành du lịch Việt Nam sẽ:
- Lập kế hoạch cụ thể khai thác các thị trường trọng điểm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ; Khôi phục, đẩy mạnh khai thác các thị trường truyền thống như thị trường Đông Âu, các nước SNG và kịp thời điều chỉnh định hướng thị trường khi có biến động.
- Chú trọng kích cầu du lịch nội địa nhằm naagn cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, điều hòa thu nhập dân cư giữa các địa phương trong nước.
- Phát triển du lịch quốc tế ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ vừa phải, đảm bảo phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập và góp phần cân đối cán cân thanh toán quốc tế của đất nước.
- Xây dựng các sản phẩm công nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường thông qua: Đánh giá thực trạng của các sản phẩm du lịch Việt Nam đang chào bán; Gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt là các thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam phù hợp với nhu cầu của thị trường khách quốc tế và khách nội địa thông qua việc nâng cao chất lượng môi trường du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch. Từng bước đưa chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam ngang tầm với mặt bằng sản phẩm du lịch của khu vực và quốc tế. Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái.