Đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 93 - 95)

III/ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020:

3. Đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch

Ngành du lịch Việt Nam xác định đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần phải kết hợp với việc hình thành một hệ thống sản phẩm có sức cạnh tranh, hấp dẫn khách và có thương hiệu trên thị trường.

Một mặt, ngành du lịch phải hình thành các sản phẩm du lịch chuyên đề đa dạng như du lịch thể thao, du lịch chơi golf, du lịch bồi dưỡng sức khỏa, liệu pháp nghỉ biển, du lịch các làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống, du lịch MICE,... Mặt khác, các sản phẩm tạo ra phải có sự độc đáo, gắn liền với bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán của đất nước, thậm chí là của từng vùng, từng địa phương, để tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Các thị trường then chốt của Việt Nam là Châu Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ. Sau cùng, khi đã tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, ngành du lịch phải có chiến lược tăng trưởng thị trường. Bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, các sản phẩm du lịch dần phù hợp với nhu cầu thị trường du lịch thế giới. Mỗi vùng du hình tự hình thành cho mình một sản phẩm du lịch đặc thù riêng để liên kết với các nước

có chung biên giới, nối tuour du lịch, tạo khả năng tiêu thụ sản phẩm du lịch Việt Nam với phương châm thống nhất trong đa dạng.

Cốt lõi của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Do đó, cần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên cả ba khía cạnh: Thái độ phục vụ, tính đa dạng và tiện nghi của hàng hóa dịch vụ, khả năng sẵn sàng phục vụ. Để cải thiện các khía cạnh này, Việt Nam cần tổ chức giáo dục du lịch toàn dân, ban hành những quy định nghiêm ngặt về giá cả, dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao công nghệ phục vụ tại các cơ sở du lịch đồng thời có những chính sách hạ giá hợp lý để kích thích cầu du lịch quốc tế và nội địa. Nền tảng tạo ra các sản phẩm du lịch là tài nguyên và môi trường du lich. Do đó, việc tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường hiện đang trở thành đỏi hỏi cấp bách và lâu dài. Ngành du lịch cần có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn du lịch để xác định khu vực cần bảo vệ nguyên vẹn, phần quy hoạch dự trữ đất đai cũng như các vùng cần được phục hồi để bảo tồn. Các địa phương, bộ, ngành liên quan phối hợp quản lý trật tự trị an, môi trường tại các điểm du lịch ngay từ khi mới khai thác để đảm bảo phát triền bền vững.

Hiện đại hóa quản lý chất lượng sản phẩm hiện là biện pháp tích cực nhất đẻ đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà nước cần xây dựng bộ máy tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm và thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật, khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn ISO phù hợp với từng ngành nghề. Quản lý chất lượng sản phẩm theo quá trình và dồng bộ, tạo sự cam kết của các nhà cung cấp trong quản lý nguồn nhân lực, có kế hoạch sản xuất, cung cấp và theo dõi sản phẩm. Hình thành sự sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách cho tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch.

Do đặc điểm của lãnh thổ Việt Nam nên khi đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cần chú ý đến yếu tố vùng miền. Lãnh thổ Việt Nam chia làm ba vùng du lịch khác nhau gồm: Vùng du lịch Bắc Bộ, Vùng

du lịch Bắc Trung Bộ và Vùng du lịch Trung Nam Bộ Và Nam Bộ. Mỗi vùng đều mang đặc trưng khác nhau, do đó thích hợp với phát triển từng loại hình du lịch khác nhau. Đơn cử như Miền Trung Nam Bộ và Nam Bộ với nhiều vượt miền, cây cối xanh tươi có thể phát triển hình thức du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w