Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và khu vực.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 96 - 97)

III/ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020:

6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và khu vực.

lịch Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và khu vực.

Các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới; Đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác phát triển du lịch với các nước, các tổ chức, cá nhân quốc tế để tranh thủ nguồn lực phát triển, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch; Nghiên cứu hình thức và biện pháp hợp tác để chủ động tham gia vào các hoạt động của các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực như: UNWTO, PATA, ASEANTA. Chú trọng hợp tác đã phương trong khu vực, tiểu khu vực như Hợp tác du lịch Việt Nam – Lào – Campuchia, Việt Nam – Lào – Thái Lan, Việt Nam - Lào – Thái Lan - Myanmar, Tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng, Hành lang Đông Tây,… tạo nên các tiểu khu tăng trưởng và kinh tế; Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức

Du lịch thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp hội du lịch Đông Nam Á,…Chuẩn bị để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới trong khuôn khổ Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO)

Bên cạnh đó, doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn phải nghiên cứu các biện pháp để tăng khả năng nhận khách và gửi khách, từng bước làm cho du lịch Việt Nam trở thành một mắt xích trong hệ thống tuyến, điểm du lịch của khu vực và thế giới. Tăng cường liên kết nối tuour du lịch với các nước, nhất là các nước có chung biên giới.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w