3. Những tiềm năng du lịch tự nhiên của sông Hồng
4.2.6. Chùa Bút Tháp
Từ Hà Nội, qua cửa Dâu đổ vào sông Đuống, con tàu đa du khách ghé thăm chùa Bút Tháp, ngôi chùa có tên chữ là Ninh Phúc Tự thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nhân vì có ngọn tháp mang hình tợng chiếc bút lông đề thơ lên trời xanh mà ngời ta gọi là chùa Bút Tháp.
Chùa Bút Tháp có quy mô bề thế so với những ngôi chùa cùng thời, có kiến trúc hoà nhập với môi trờng thiên nhiên bao quanh, chứng tỏ ngời xa đã biết khai thác cảnh quan của cả vùng để tạo nên sự hoà nhập đó. Bên trái chùa có dòng sông Đuống “nghiêng nghiêng”, trớc cửa chùa là đồng ruộng mênh mông, xa xa là núi Phật Tích ... tất cả cảnh đẹp này đan quyện vào với kiến trúc chùa làm say lòng bất cứ du khách nào, nhất là những ngời vừa thả mình vào sự êm đềm của dòng sông.
Năm 1646, chúa Trịnh Tráng đã ra lệnh cho xây dựng lại chùa, cử s Minh Hành trong nom việc thi công. Chùa đợc hoàn thành vào năm 1647, đợc
dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc ” nh phần lớn các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam. Toàn thể kiến trúc chùa gồm 10 nếp nhà với 162 gian nằm trên một trục dài 150m đợc bắt đầu bằng cửa Tam quan. Qua cửa là đến gác chuông ba tầng , 8 mái , tiếp theo là nhà Tiền đờng nơi có hai pho tợng hộ pháp rất lớn, ở hai đầu nhà này có hai tấm bia đá dựng năm 1647 . Nhà Thiêu hơng nói liền Tiền đờng với Thợng điện, trên xà có tấm gỗ chạm rồng phợng thế kỷ XVII, ngoài ra còn có chiếc hơng án rất đẹp. Thợng điện đợc dựng trên nền cao hơn 1m, xung quanh Thợng điện có lan can bằng đá với 26 bức phù điêu đá chạm khắc tả nhiều đề tài rất cân đối. Gian giữa thợng điện có ba pho tợng Tam thế. Hai gian hai bên có nhiều tợng, đáng chú ý là tợng Quan âm nghìn mắt, nghìn tay- niềm tự hào của điêu khắc cổ Việt Nam. Tợng cao 2m ( cả bệ cao 3.7m) có 42 cánh tay lớn, 952 cánh tay nhỏ, trên mỗi cánh tay có một con mắt, đợc tạc năm 1656. Đây là hiện thân của vị Phật có thể nhìn thấu đợc nỗi khổ của chúng sinh và ra tay cứu đời. Từ Thợng điện, hành lang đá dẫn tới một cây cầu đá có năm nhịp uốn cong, 6 tấm chạm khắc hình ảnh chim muông, hoa lá dẫn tới một ngôi nhà gọi là Tích Thiện Am - là một ngôi nhà có ba tầng mái, chứa cây tháp quay nổi tiếng “ Cửu Phẩm Liên Hoa” - một tháp gỗ tám mặt, chín tầng đợc đỡ bằng các chấn song con tiện, ngăn bởi các toà sen cao 7-8m . Tám mặt của chín tầng có gắn phù điêu hình Phật và các tích trong Phật thoại với nội dung trừ ác, con đờng lên cõi niết bàn. Tháp đợc chạm trổ rất tinh vi, ngẫu hứng nh một bức tranh toàn mỹ, đợc coi là một nghi thức phật giáo có nguồn gốc Tây Tạng. Phía sau Tích Thiện Am là năm nếp nhà song song nhau thành hình chữ tam, phía dới là nhà Trung nơi hội họp của các nhà s, giữa là phủ thờ năm vị nữ nhân có công góp công xây dựng chùa, trong đó đặc biệt có tợng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, vợ vua Lê Thần Tông, bà là con gái của Thanh Đô vơng Trịnh Tráng. Với lòng từ bi hớng thiện bà đã rời xa hoàng cung hoa lệ về với cửa thiền. Trong thời gian tu hành tại chùa, Bà đã viết đợc rất nhiều kinh sách, đặc biệt là cuốn “ Ngọc am chi âm giải nghĩa”, một trong những từ điển chữ Nôm cổ nhất đợc viết trong thời phong kiến. Cuối cùng là nhà hậu đờng thờ tợng tổ các đời.
Chùa Bút Tháp có nhiều tháp, ngôi tháp đẹp nhất là ngôi Báo Nghiêm cao 13.5m tầng đá. Trong tháp có tợng nhà s Chuyết Chuyết vị tổ đầu tiên của chùa. Đặc biệt khi đến đây, du khách sẽ đợc thấy thủ pháp nghệ thuật cực kỳ
độc đáo vừa giản đơn nhng lại hết sức tinh xảo trên 23 bức chạm khắc của tháp, đồng thời câu hỏi tại sao lại đặt tên là chùa “ Bút Tháp Tự” sẽ đợc giải đáp.
Đến với chùa Bút Tháp là đến với một “di tích đẹp nhất xứ Bắc Kỳ” nh lời học giả nổi tiếng ngời Pháp là H.Parmentier đã nói ở đầu thế kỷ XX. Đây còn là ngôi chùa mang đậm dấu ấn của sự giao thoa văn hoá Việt - Hoa, sự ảnh hởng và kết hợp của hai nền văn hoá phơng Đông đã tạo cho chùa Bút Tháp vẻ uy nghi, cổ kính cùng với sự hoà hợp thiên cảnh đã tạo ra trong lòng du khách một niềm say mê kỳ thú, nh lạc vào một cõi “ tiên cảnh”, “Phật cảnh”, nh đợc hoà mình vào không gian thiêng liêng của một vùng đất cổ xa, lu giữ nhiều dấu tích của văn minh Đại Việt.