Hệ thống di tích bên sông

Một phần của tài liệu Du lịch sông Hồng, tiềm năng, thực trạng, giải pháp (Trang 35 - 37)

3. Những tiềm năng du lịch tự nhiên của sông Hồng

4.2. Hệ thống di tích bên sông

Khu vực ven sông Hồng và một phần ven sông Đuống là một vùng đất cổ, ở đây tập trung một số lợng lớn các công trình di tích lịch sử, văn hoá nghệ thuật và danh lam thắng cảnh, trong đó có nhiều công trình đã đợc xếp hạng cấp quốc gia. Có thể kể đến hàng loạt các ngôi đình nh: Đông Ngạc, Chèm, Bá Nội, Yên Mỹ, Khuyến Lơng...; các chùa: Bồ Đề, Đại Cát, Thanh Am, Hng Long,...; đền: Đa Hoà, Yên Tân, Ghềnh, Hai Bà Trng, bà Xa Lãng, Dầm, Đại Lộ,... Về nhiều mặt, các công trình này đều nổi bật lên sắc thái văn hoá, tôn giáo, tín ngỡng của c dân nông nghiệp, sắc thái sông nớc và những ảnh hởng của lịch sử Việt Nam.

Về mặt vị trí địa lý, các di tích đợc đề cập đều ở trong phạm vi bán kính từ bến tàu Hà Nội khoảng 35 km đờng sông đổ lại, thuận lợi cho các tour du

lịch đờng thuỷ trong ngày. Nhiều di tích nằm ngoài đê lớn, đặc biệt có một số nằm ngay sát bờ sông nh: chùa Bồ Đề, đền Đa Hoà, đình Chèm... Một số khác nằm trong đê nhng khoảng cách tơng đối gần, từ bến đỗ du khách có thể đi bộ đến. Nhiều di tích có lịch sử lâu đời nh đền Hai Bà Trng tơng truyền xây dựng từ năm 44, đình Chèm với niên đại khoảng năm 715, chùa Thôn Trung (thế kỷ X-XI)... nhng hầu hết đều đã trải qua nhiều lần trùng tu. Ngoài các chùa thờ Phật, đại đa số đình đều thờ các anh hùng dân tộc và anh hùng văn hoá. Điều đặc biệt là hầu hết các đền ven sông đều thờ các nữ thần, cả thiên thần và nhân thần: Đền Bà Xa Lãng (Đan Phợng) thờ bà Xa Lãng, công chúa con vua Nam Hải, ngời dân tộc Tày ở Cao Bằng, một tớng của Hai Bà Trmg; đền Hai Bà Trng (Mê Linh) thờ Hai Bà Trng; đền Mẫu Hạo Nơng (Đan Phợng) thờ Hạo Nơng, vơng phi nhà Lý, mẹ của Hoàng tử Linh Lang; đền Đại Lộ (Thờng Tín) thờ Tứ vị Thánh nơng, đền Dầm (Thờng Tín) thờ Đệ Tam Thánh Mẫu (Mẫu Thoải); đền Ghềnh (Gia Lâm) thờ mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thoải và Ngọc Hân công chúa.

Các di tích trên đều đợc bao trùm bởi một lớp những truyền thuyết, thần tích vừa h vừa thực. Chính lớp văn hoá vô thể này đã làm cho các di tích thêm phần hấp dẫn, hơn thế nữa nó còn mang tính giáo dục cao về lòng yêu nớc, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí kiên cờng bất khuất... Do vậy đây cũng là một tài nguyên có thể khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Ngoài ra, các di tích còn giữ đợc nhiều đạo sắc phong là sự công nhận chính thức của chính quyền phong kiến với vị thần đợc thờ.

Hầu hết các di tích đều tổ chức lễ hội hàng năm với nhiều trò chơi truyền thống. Đặc biệt một nghi lễ rất phổ biến với các di tích ven sông, là lễ cấp nớc. Lễ cấp nớc hay còn gọi là lễ cấp thuỷ, lễ rớc nớc, bản chất là một nghi lễ cầu ma thuộc dạng “ma thuật gia cảm” theo nguyên lý cái gịống nhau sinh ra cái giống nhau” của c dân nông nghiệp trồng lúa nớc. Thời gian của các lễ hội tập trung vào tháng giêng, tháng hai, tháng ba âm lịch là thời điểm nông nhàn, thời điểm lễ hội của c dân nông nghiệp.

Tóm lại, hệ thống các di tích ven sông là những tài nguyên có giá trị cho hoạt động du lịch đờng sông. Điều đáng lu ý là hầu hết các di tích này đều cha đợc biết đến nh những điểm du lịch, có nghĩa là nhà tổ chức có thể quy hoạch để ngay từ đầu phát triển theo hớng du lịch bền vững. ở đây, du

khách không chỉ đợc thoả mãn nhu cầu tâm linh mà còn đợc tận hởng bầu không khí trong lành và ôn lại lịch sử của dân tộc.

Sau đây là một số di tích tiêu biểu:

Một phần của tài liệu Du lịch sông Hồng, tiềm năng, thực trạng, giải pháp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w