Bảo đảm kinh phí trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp docx (Trang 96 - 107)

chức trên địa bàn tỉnh

Như phần trước đã đề cập, hàng năm tỉnh có dành một khoản ngân sách đầu tư

cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho cán

bộ, công chức theo Quyết định số 119/1999/QĐ-UB thay cho Quyết định 5134/QĐ-UB ngày 21/7/1994. Tuy kinh phí hoạt động cho công tác này có thể khá hơn trước, nhưng so với yêu cầu vẫn còn rất khó khăn.

Hiện tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức gồm có trường Chính trị tỉnh, các trung tâm giáo dục chính trị các huyện và thành phố Quy Nhơn.

Nhìn chung các cơ sở này, cả cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động còn quá eo hẹp. Trường Chính trị tỉnh là cơ sở cải tạo lại của một trường phổ thông tư thục trước giải phóng. Mặt bằng của trường quá chật hẹp, chỉ đủ cho những hoạt động giảng dạy và học tập ở mức tối thiểu. Những giai đoạn cần đào tạo bồi dưỡng cao điểm như sau các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân, Đại hội Đảng các cấp... đều không đủ chỗ ở nội trú và hội trường (phòng học) để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Các cơ sở phục vụ cho các hoạt động khác như thể dục, thể thao... đều thiếu, ở các trung tâm giáo dục chính trị các huyện cũng gặp khó khăn về cơ sở và kinh phí hoạt động. Nhiều trung tâm còn phải làm việc chung trụ sở với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, chưa có hội trường riêng phục vụ cho việc mở lớp...

Sau khi có Quyết định 03/1998/QĐ-TTg và Chỉ thị 02/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Hội đồng giáo dục pháp luật ở cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã) được thành lập, kinh phí hoạt động được bổ sung theo Thông tư số 156/1998/TT-BTC ngày 12/12/1998 của Bộ Tài chính, trong đó có tiểu mục 11 "Chi tuyên truyền giáo dục pháp luật". Tuy vậy, kinh phí hoạt động giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức nói riêng vẫn gặp không ít khó khăn. Báo cáo số 27/CB ngày 20/7/1999 của Hội đồng giáo dục pháp luật tỉnh Bình Định nhận xét: "...Thời gian qua, bên cạnh các địa phương dành một số kinh phí cần thiết đảm bảo việc thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thì ở một số nơi kinh phí này vẫn còn eo hẹp nên hoạt động gặp nhiều khó khăn" 21, tr. 14.

Để công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả mong muốn nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trong thời gian tới, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm vấn đề kinh phí cho hoạt động này: Cần đầu tư kinh phí cho việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật nói trên; đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên về đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trong tỉnh, nhất là đối tượng cán bộ cơ sở (theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm khóa IX).

Về hoạt động của các Tiểu ban giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở tỉnh, các huyện và thành phố Quy Nhơn, cần đảm bảo kinh phí để có thể in ấn các tài liệu cần

thiết, các văn bản pháp luật mới, phục vụ kịp thời cho công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức.

Các cấp (tỉnh, huyện và thành phố) cần dành một khoản kinh phí để từng bước trang bị các phương tiện hiện đại cho các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức. Trường Chính trị tỉnh, cơ sở duy nhất đào tạo cán bộ cho cả hệ thống chính trị trong tỉnh cần được nâng cấp và trang bị tốt hơn các dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập. Thư viện của trường cần xây dựng giá sách pháp luật riêng, phục vụ cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập bộ môn pháp luật. Cần trang bị hệ thống máy vi tính và nối mạng giữa trường với các cơ quan lãnh đạo của tỉnh để được nhận và gửi những thông tin pháp luật, thông tin quản lý một cách kịp thời, chính xác (hiện nay trong nước nhiều trường chính trị cấp tỉnh đã được trang bị và khai thác có hiệu quả).

Trên đây là một số giải pháp cơ bản, được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trong thời gian tới. Ngoài những chủ trương, chính sách, pháp luật; những định hướng chung cho cả nước nêu trên. Các giải pháp trong luận văn này được xây dựng trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ về công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-1005 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, các giải pháp được đề ra căn cứ vào trình độ, kiến thức pháp luật, về nhu cầu hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh. Các giải pháp nêu trên đều có sự liên quan và đều xuất phát từ một mục đích chung là trang bị và nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng Nhà nước ta là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" mà Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi 2002) đã xác định.

Để công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở Bình Định đạt được kết quả đã đề ra, các cấp các ngành hữu quan cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau đây:

- Trước hết cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ, công chức, nhất là cán bộ cấp xã.

Qua các số liệu tổng hợp của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh cho thấy. Hiện nay (nhiệm kỳ 1999-2004), "cán bộ cấp xã trong định biên còn 16,9% trình độ cấp I, 59,8% trình độ cấp II" [5, tr. 4]. Với trình độ học vấn thấp như vậy sẽ vô cùng khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức pháp luật. cần có một dự án hay một chương trình nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ này. Dự án cần có giải pháp trước mắt cho nhiệm kỳ này và cả cho nhiệm kỳ tới (2004-1009).

- Nhu cầu hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức trong tỉnh là rất lớn, Trường Chính trị tỉnh cần tăng cường mở lớp đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật. Nên tăng cường hình thức đào tạo tập trung cho đội ngũ kế cận để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ 2004 - 2009.

- Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng pháp luật ở Trường Chính trị tỉnh hiện nay còn nhiều bất cập. Cần có những hội nghị, hội thảo khoa học về vấn đề này và ban hành những quy định, đảm bảo tính pháp lý trong cả nước về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng pháp luật trong hệ thống Trường Chính trị.

- Pháp luật hiện hành đã quy định việc thi tuyển, thi nâng ngạch, thi chuyển ngạch công chức. Đây là một hoạt động cần thiết trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Trong thực tế, hoạt động này chưa đi vào nề nếp, chưa tiến hành đồng bộ trong tất cả các cơ quan đơn vị của hệ thống chính trị. Cần có sự sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Cán bộ, công chức hoặc nâng lên thành "Luật Cán bộ, công chức", quy định đầy đủ hơn, toàn diện hơn các vấn đề thuộc cán bộ, công chức mà pháp luật chưa đề cập. Qui định rõ yêu cầu về hiểu biết pháp luật và coi đó là một trong ba tiêu chuẩn cơ bản về kiến thức cán bộ, công chức (trình độ chính trị, trình độ chuyên môn và trình độ pháp luật).

Kết Luận

Những năm gần đây, công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định đạt được những kết quả đáng kể. Tuy vậy, so với yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong giai đoạn mới ở địa phương thì còn phải tăng cường hơn nữa mới đạt được.

Làm thế nào để công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở Bình Định đạt được hiệu quả cao. Đó là mục đích và cũng là nội dung cơ bản của luận văn này.

Quá trình nghiên cứu và hoàn tất luận văn, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức nói riêng. Luận văn cũng đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến thực tiễn về công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở Bình Định. Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để tác giả đưa ra những kết luận sau đây:

1. Giáo dục pháp luật là một hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ những tri thức pháp luật, tính cách và hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Giáo dục pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức... vì vậy, việc giáo dục pháp luật sẽ đạt kết quả tốt hơn trong sự phối hợp đồng bộ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục các lĩnh vực khác.

2. Cán bộ, công chức là lực lượng chủ yếu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật, đảm bảo việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Nếu cán bộ, công chức hiểu biết pháp luật tốt, có ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật thì hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu cán bộ, công chức mà ý thức pháp luật kém, có hành vi vi phạm pháp luật sẽ có tác động xấu đến xã hội, nên việc gương mẫu chấp hành pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức phải được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ hóa đời sống xã hội, duy trì trật tự, kỷ cương

trong quản lý nhà nước và xã hội. Vì vậy, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức là việc làm hết sức cần thiết.

3. Bình Định là một tỉnh có truyền thống cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ, Bình Định là một tỉnh có phong trào cách mạng phát triển mạnh ở khu Năm. Chiến tranh đã rèn đúc cho đội ngũ cán bộ, công chức Bình Định ý chí kiên cường. Mặt khác, chiến tranh cũng đã để lại cho đội ngũ cán bộ, công chức Bình Định nhiều hạn chế, trong đó, mặt hạn chế cơ bản là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp (nhất là đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp cơ sở). Trình độ học vấn thấp đã dẫn đến không ít khó khăn trong công tác giáo dục pháp luật. Khắc phục tình trạng này, những năm qua một số địa phương đã duy trì hình thức kết hợp bồi dưỡng chuyên môn với bổ túc văn hóa. Để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn và pháp luật cơ bản cho đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh, cần thực hiện tốt công tác qui hoạch và gắn qui hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội trong giai đoạn mới.

4. Trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở địa phương có nhiều hình thức. Mỗi hình thức có những thuận lợi và hạn chế riêng. Hình thức cơ bản nhất, đáp ứng yêu cầu cao nhất cho công tác của cán bộ, công chức là đào tạo, bồi dưỡng ở trường. Giáo dục pháp luật bằng hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở trường, cán bộ, công chức được trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống. Học viên có điều kiện trình bày quan điểm của mình trước những vấn đề mà thực tiễn quản lý đang đặt ra và được trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở cơ quan, đơn vị khác. Cần nhận thức rõ thế mạnh của loại hình giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức qua đào tạo, bồi dưỡng ở trường để có biện pháp củng cố, xây dựng các cơ sở này. Hội nghị, hội thảo, phát thanh truyền hình, báo chí,... cũng là những hình thức giáo dục pháp luật được đông đảo cán bộ, công chức quan tâm. Để công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức có kết quả tốt, cần vận dụng hợp lý các hình thức và khai thác tối đa lợi thế của từng loại hình.

5. Hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định là hiệu quả của sự lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy và chính quyền địa phương, trước hết là Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Định; hiệu quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp

luật các cấp trong tỉnh. Hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở Bình Định còn là sự phối hợp, sự áp dụng, sự vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý các giải pháp đã nêu trong luận văn của các chủ thể giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định.

danh mục TàI LIệU THAM KHảO

1. Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Liên lạc Tù Chính trị Bình Định (2002), Báo cáo tổng kết 5 năm (1997-2002) tình hình tổ chức và hoạt động của Ban Liên lạc...),Bình Định.

5. Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Bình Định (2002), Đề án xây dựng chính quyền cơ sở,

Bình Định.

6. Lê Văn Bền (1997), Giáo dục pháp luật cho người Khơ-me Nam Bộ, Luận văn thạc sĩ

Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

7. Cục Thống kê Bình Định (1999), Niên giám thống kê 1999, Bình Định.

8. Cục Thống kê Bình Định (2001), Niên giám thống kê 2001, Bình Định.

9. Hồ Quốc Dũng (1997), Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng bộ tỉnh Bình Định (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, Bình Định.

17. Đảng bộ tỉnh Bình Định (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV,

Bình Định.

18. Đảng bộ tỉnh Bình Định (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ lần thứ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp docx (Trang 96 - 107)