Những nét đặc thù của cán bộ, công chức ở Bình Định

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp docx (Trang 35 - 38)

Như trên đã nêu, cán bộ, công chức ở Bình Định được hình thành từ ba nguồn chủ yếu:

Một là, đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo từ miền Bắc và các nước XHCN

anh em trở về xây dựng quê hương. Có thể nói, đây là đội ngũ "trí thức cách mạng" mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta nói chung, Bình Định nói riêng đã chuẩn bị từ hơn 20 năm trước.

Đặc điểm của đội ngũ cán bộ này là được giáo dục đào tạo khá bài bản, bao gồm tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Ngoài lĩnh vực khoa học, phần lớn số cán bộ này được đào tạo cả về công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội tại các cơ sở đào tạo của Đảng, Nhà nước, đoàn thể như: Trường Đảng Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Trường Hành chính Trung ương (nay là Học viện Hành chính Quốc gia), Trường Phụ nữ Trung ương, Trường Công đoàn Trung ương (nay là Đại học Công đoàn), Trường Thanh thiếu niên Trung ương... Một bộ phận không nhỏ được đào tạo tại các nước XHCN, trong đó có cả chuyên ngành về pháp luật, về quản lý nhà nước, về quản lý các đoàn thể xã hội. Có thể nói, trong giai đoạn từ 1975 - 1985 nguồn cán bộ, công chức này là đội ngũ chủ yếu trong các cơ quan Nhà nước, các cơ quan Đảng và đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở (chủ yếu là các cơ quan sở, ban, ngành thuộc tỉnh và huyện, thị xã (nay là thành phố Quy Nhơn). Đây là điều kiện thuận lợi về công tác cán bộ của Bình Định sau ngày giải phóng và cũng là nét đặc thù của Bình Định nhờ đã chuẩn bị từ hàng chục năm về trước.

Hai là, đội ngũ cán bộ, công chức trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bình Định đã có trên 5 vạn thanh niên tòng quân, thoát ly tham gia kháng chiến. Họ tham gia kháng chiến vì sự áp bức bóc lột của kẻ thù Mỹ - ngụy. Hành trang mang theo của họ là chí căm thù

giặc. Họ là nông dân (thành phần chủ yếu là bần, cố nông); họ là công nhân của các hãng, xưởng (nhà máy, xí nghiệp), các đồn điền... của các ông chủ tư sản; họ là anh xích lô, ba gác; là chị tiểu thương... Sau ngày giải phóng một bộ phận khá lớn trong số họ đã trở thành cán bộ, công chức.

Đặc điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức này là lòng hăng hái, nhiệt tình, sự chịu đựng khó khăn gian khổ, giàu kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mặt hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức này là thiếu kiến thức cơ bản cả trong khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội. Có thể nói đây là đội ngũ "giàu kinh nghiệm thực tiễn", nhưng "thiếu cơ sở lý luận".

Ba là, đội ngũ cán bộ, công chức trưởng thành sau ngày miền Nam giải phóng (30/4/1975).

Sau 1975, đất nước nước hòa bình, thống nhất, Nam Bắc một nhà. Sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng quê hương đã trở thành phong trào rộng lớn, toàn diện. Hàng vạn thanh niên tham gia trong các phong trào cách mạng. Họ trưởng thành từ các phong trào, các cơ sở đào tạo, các công trường thanh niên xung phong... Họ được các lớp cha anh tuyên truyền cho tri thức và kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

Đặc điểm có bản của đội ngũ cán bộ, công chức này là: Tuổi đời còn rất trẻ, được đào tạo khá bài bản cả về lý luận và thực hành. Có thể nói, đây là đội ngũ cán bộ, công chức kết hợp được mặt ưu của bộ phận cán bộ, công chức đàn anh thuộc hai nguồn nói trên.

Sau hơn 27 năm kể từ ngày miền Nam giải phóng (1975), đội ngũ cán bộ, công chức ở Bình Định đã trải qua nhiều thời kỳ. Sự đan xen của nhiều nguồn cán bộ, công chức, thuộc nhiều thế hệ đã tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức ở Bình Định nét riêng; nổi bật là sự tôn trọng các nguyên tắc và ý thức trách nhiệm trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Hiện nay. Đội ngũ cán bộ trẻ, trưởng thành sau chiến tranh đã trở thành lực lượng chiếm đa số trong tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

xã hội. Số liệu khảo sát trong phạm vi hẹp sau đây có thể cho chúng ta sự khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức ở Bình Định hiện tại.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 20 cơ quan đơn vị cấp tỉnh 20 cơ quan đơn vị cấp huyện và 20 cơ quan đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh (vào thời điểm tháng 6/2002). Kết quả thu được qua khảo sát như sau:

Biểu 2.1: Nguồn cán bộ, công chức của Bình Định

Nguồn cán bộ, công chức Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Từ miền Bắc về 117 17,38 15 2,41 9 1,58 Từ Chiến khu về 90 13,37 58 9,26 46 8,08 Trưởng thành sau 30/4/1975 466 69,25 553 88,33 514 90,44 Cộng 673 100 626 100 56,9 100

Qua số liệu trên cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức ở Bình Định bao gồm cả ba nguồn như đã nói trên. Bộ phận cán bộ, công chức ở miền Bắc và ở chiến khu về chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số ở từng cấp. Từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, tỷ lệ cán bộ, công chức hai nguồn nói trên giảm dần. Ngược lại, bộ phận cán bộ, công chức trẻ trưởng thành sau chiến tranh chiếm đa số tuyệt đối và tỷ lệ tăng dần từ cấp tỉnh đến cấp xã. Điều này theo chúng tôi là hợp với quy luật phát triển của xã hội nói chung, của công tác cán bộ, công chức nói riêng. Tỷ lệ của bộ phận cán bộ, công chức trẻ trưởng thành sau chiến tranh tăng dần từ cấp xã lên cấp tỉnh hay nói cách khác là giảm dần từ cấp tỉnh xuống cấp xã cho thấy: Cán bộ, công chức ở cấp càng cao thì yêu cầu "độ chín" càng lớn. Thực tế trên đây cũng đã phản ánh đúng đặc thù của Bình Định, nơi mà công tác cán bộ đã được chuẩn bị từ hàng chục năm trước và từ những nguồn rất cơ bản để có sự kế thừa, sự chuyển giao một cách hợp lý, vững

chắc giữa các thế hệ cán bộ, công chức, đảm bảo tính liên tục trong công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp docx (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)