Kết quả công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở Bình Định những năm qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp docx (Trang 53 - 60)

Định những năm qua

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở Bình Định có những chuyển biến đáng kể và đã đạt được những thành quả nhất định:

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn về pháp luật:

Để pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, công chức một cách kịp thời và đầy đủ, các cơ quan chức năng, các tổ chức giáo dục pháp luật thuộc các cấp, các ngành trong Tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn mỗi khi có những văn bản pháp luật mới hoặc những văn bản liên quan đến hoạt động của từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực. Hầu hết các bộ luật, luật... mới ban hành đều được các cơ quan đơn vị tổ chức phổ biến kịp thời, nhất là những văn bản pháp luật có tác động sâu, rộng trong cán bộ, công chức và nhân dân. Sau khi Hiến pháp 1992 ra đời, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tư pháp Bình Định đã tổ chức biên soạn hàng nghìn tài liệu phục vụ cho tập huấn báo cáo viên và tài liệu hỏi - đáp về Hiến pháp 1992. Tỉnh đã tổ chức 4 lớp tập huấn cho báo cáo viên, có gần 400 báo cáo viên tham dự. Các đạo luật như: Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Bộ luật Lao động đều được tổ chức tập huấn cho các ngành liên quan và các cấp chính quyền, nhất là cấp chính quyền cơ sở. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cũng được biên soạn thành tài liệu hỏi - đáp dùng cho tập huấn và phổ biến rộng rãi cho cán bộ, công chức và nhân dân, để mọi cử tri thực hiện quyền công dân của mình trong bầu cử. Theo Chỉ thị 04/CT-UB ngày 02/3/1996 của UBND tỉnh về triển khai Bộ luật Dân sự, Sở Tư pháp đã xây dựng Kế hoạch số 77/KH-TP ngày 15/3/1996 hướng dẫn các cấp, các ngành triển khai tuyên truyền phổ biến Bộ luật Dân sự. Đồng thời tổ chức hội nghị triển khai nội dung của Bộ luật cho 120 đồng chí là lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo UBND, HĐND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, phòng tư pháp của các huyện, thành phố trong tỉnh. Mở 3 lớp tập huấn cho 450 đồng chí là đối tượng: thanh tra viên, thẩm phán, chấp hành viên, cán bộ phòng tư pháp của 11 huyện, thành phố; chủ tịch UBND, chủ tịch HĐND, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn nghiên cứu, quán triệt nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự. Trên cơ sở đó làm hạt nhân tiếp tục tuyên truyền giáo dục cho cán bộ và nhân dân ở cơ quan đơn vị và địa phương.

Sau đợt triển khai tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ, công chức chuyên ngành, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước đã tổ chức cho cán bộ, công chức và công nhân nghiên cứu học tập nội dung của Bộ luật Dân sự một cách chu đáo và sâu rộng. Theo thống kê của Sở Tư pháp, chỉ tính riêng Bộ luật Dân sự đã

có 52 cuộc tập huấn, hội nghị, họp triển khai, nghiên cứu... cho hơn 20.000 cán bộ, công chức trong tỉnh.

Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Pháp lệnh Chống tham nhũng được triển khai đồng bộ trong tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội. 35 sở, ban ngành và 11 huyện, thành phố trong Tỉnh đã tổ chức cho 20.500 cán bộ, công chức thuộc biên chế của tỉnh, huyện và thành phố nghiên cứu, học tập 3 Pháp lệnh. Ngoài đối tượng trên, các huyện, thành phố cũng đã tổ chức triển khai các pháp lệnh trên cho cán bộ xã, phường, thị trấn.

Một số sở, ban ngành trong tỉnh cũng đã tổ chức các hội nghị, tập huấn tuyên truyền các văn bản luật liên quan trực tiếp ngành mình như:

+ Sở Giáo dục và đào tạo Bình Định trong 2 năm (2000 và 2001) đã tổ chức 13 lớp tập huấn về pháp luật cho hơn 1.500 lượt giáo viên và cán bộ quản lý (chủ yếu là giáo viên dạy môn giáo dục công dân).

+ ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cơ sở và công an xã, phường, thị trấn; công an khu vực (của 16 phường thuộc thành phố Quy Nhơn). Nội dung tập huấn gồm Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

+ Các cơ quan thuộc ngành tư pháp đã tổ chức tập huấn 3 pháp lệnh: Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Pháp lệnh Thi hành án phạt tù cho hơn 150 cán bộ thuộc các ngành tư pháp...

Một số huyện cũng đã chủ động tổ chức triển khai các văn bản pháp luật như: + Thành phố Quy Nhơn tổ chức nghiên cứu Luật Nghĩa vụ quân sự cho cán bộ phường đội, xã đội; tập huấn công tác hòa giải cho cán bộ xã, phường của thành phố (20 xã, phường).

+ Huyện Phù Cát tổ chức nghiên cứu Luật Hợp tác xã cho cán bộ xã, thị trấn (18 xã và thị trấn) và 34 hợp tác xã; tập huấn Luật Giáo dục cho 150 cán bộ chủ chốt và 1.500 giáo viên trong huyện.

+ Huyện Hoài Nhơn tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật mới cho 57 báo cáo viên pháp luật; tập huấn các văn bản pháp luật về lưu trữ cho 64 cán bộ văn phòng huyện, cán bộ lưu trữ các cơ quan và cán bộ văn phòng xã, thị trấn.

+ Huyện Tây Sơn tổ chức tập huấn Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định 29/1998/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ ở xã cho cán bộ chủ chốt của 15 xã, thị trấn...

- Đào tạo, bồi dưỡng pháp luật ở nhà trường:

Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức qua trường lớp là hình thức cơ bản và quan trọng trong các hình thức giáo dục pháp luật. nhận thức rõ điều này, trong những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng rất quan tâm, trong vòng 10 năm qua (1992 - 2002), công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục pháp luật qua trường, lớp cho cán bộ, công chức ở Bình Định đạt được những kết quả đáng kể:

+ Đào tạo pháp luật ở các cơ sở của Trung ương:

Theo yêu cầu của từng ngành, hàng năm các cơ quan, đơn vị đã cử cán bộ, công chức tham gia thi tuyển hoặc cử tuyển đi học ở các cơ sở đào tạo pháp luật trong nước như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Kiểm sát (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Trường cán bộ tòa án (Tòa án nhân dân tối cao), Khoa Luật Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Khoa Nhà nước và pháp luật - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Hành chính quốc gia... Những năm qua, các cơ sở đào tạo nói trên đã cung cấp cho Bình Định hàng trăm cán bộ, công chức có trình độ đại học trên đại học và tương đương. Cũng từ các cơ sở này, mỗi năm có hàng chục sinh viên tốt nghiệp ngành luật được tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh.

Ngoài số cán bộ, công chức được đào tạo tại các cơ sở nói trên, từ năm 1992 đến nay Bình Định còn phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TP Hồ Chí Minh mở 4 lớp đại học luật (520 học viên) và 3 lớp trung cấp (205 học viên) tại chức để tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức ngành pháp luật trong tỉnh.

Sau khi sắp xếp lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong Tỉnh, hiện nay Bình Định có một hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng pháp luật nói riêng bao gồm: Trường Chính trị tỉnh và 11 trung tâm giáo dục chính trị cấp huyện.

Trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Bình Định đã mở 2 lớp trung cấp quản lý nhà nước cho 120 học viên, phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia mở mở 1 lớp đại học hành chính cho 116 học viên, 2 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ cao - trung cấp có 120 học viên, 1 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính cho gần 100 học viên. Trường cũng đã mở 7 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cho hơn 800 học viên và 26 lớp bồi dưỡng kiến thức nhà nước - pháp luật cho gần 2.800 học viên.

Các trung tâm giáo dục chính trị huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã mở hàng chục lớp bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật cho hàng nghìn cán bộ chủ chốt ở cơ sở.

+ Ngoài số cán bộ, công chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành về nhà nước - pháp luật nêu trên, còn có số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng các lĩnh vực khác có nội dung nhà nước - pháp luật trong chương trình như:

Về đào tạo: Trường Chính trị tỉnh đã phối hợp với các cơ sở đào tạo khác mở các

lớp như:

- Phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở lớp cử nhân chính trị cho 197 học viên;

- Phối hợp với Phân viện Đà Nẵng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở 4 lớp cao cấp chính trị cho 737 học viên;

- Phối hợp với Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam mở 1 lớp trung cấp thanh vận cho 93 học viên;

- Phối hợp với Trường Phụ nữ trung ương mở 1 lớp trung cấp phụ vận cho 90 học viên.

Riêng Trường Chính trị tỉnh trong thời gian qua đã mở 38 lớp trung học chính trị cho 2.757 học viên.

Về bồi dưỡng: Trường Chính trị tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành mở 68 lớp bồi dưỡng có kết hợp nội dung giáo dục pháp luật cho 8.036 học viên.

Biểu 2.4: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức

ở Bình Định trong những năm qua (1992 - 2002)

Loại hình Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

* Đào tạo

- Trên đại học 7 0,02

- Cử nhân luật 680 2,47

- Cử nhân hành chính 116 0,42

- Trung cấp luật 205 0,74

- Trung cấp quản lý nhà nước 120 0,43

Cộng: 1012 3,67 * Bồi dưỡng - Cao - trung cấp 120 0,43 - Chuyên viên chính 93 0,33 - Chuyên viên 830 3,00 - Chính quyền cơ sở 2774 10,08 Cộng: 3827 13,91 Tổng cộng: 4839 17,58

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Bình Định 2002.

Biểu 2.5: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng các lĩnh vực khác

có nội dung pháp luật cho cán bộ, công chức ở Bình Định

Loại hình Số lượng (người) Tỷ lệ (%) * Đào tạo - Cử nhân chính trị 197 0,71 - Cao cấp chính trị 737 2,68 - Trung học chính trị 2.757 10,01 - Trung cấp thanh vận 93 0,33 - Trung cấp phụ vận 90 0,32 Cộng: 3.874 14,08 * Bồi dưỡng - Các loại 8.036 29,21 Tổng cộng: 11.910 43,29

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Bình Định 2002.

Ngoài những kết quả về định lượng qua hai hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trong tỉnh đã nêu trên, các ngành chức năng, các cấp trong tỉnh cũng đã sử dụng một số hình thức khác như: Giáo dục pháp luật qua phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục pháp luật qua các cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật", giáo dục pháp luật qua kênh thông tin công vụ... và đã đạt được những kết quả sau:

- Về hoạt động giáo dục pháp luật của các cơ quan thông tin đại chúng:

Bình Định hiện có Đài Phát thanh và truyền hình, Báo Bình Định, Tạp chí Phương Mai, Nguyệt san Bình Định... Các cơ quan thông tin đại chúng nói trên đều có chuyên mục "Pháp luật và đời sống". Đài truyền hình mỗi tháng có một phóng sự về pháp luật và đời sống; Đài phát thanh mỗi tuần có một chuyên mục về thông tin pháp luật; Báo Bình Định, Nguyệt san Bình Định đều có chuyên mục về pháp luật. Đặc biệt, Đài Phát

thanh và truyền hình Bình Định hàng tuần có chuyên mục "An ninh Bình Định" được đông đảo cán bộ và nhân dân quan tâm.

- Về tổ chức các cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật":

Thời gian qua có nhiều ngành và địa phương đã tổ chức giáo dục pháp luật qua hình thức thi tìm hiểu pháp luật. Tỉnh Đoàn Bình Định đã phối hợp với Đoàn Dân - Chính - Đảng tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đoàn viên trong các cơ quan thuộc khối Dân - Chính - Đảng của tỉnh. Cuộc thi đã được các đoàn cơ sở tham gia tích cực và sôi nổi, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đoàn viên là cán bộ, công chức. Các huyện Hoài Nhơn, An Nhơn đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho 4 chức danh chuyên trách của xã, thị trấn gồm: văn phòng UBND, tài chính, địa chính và tư pháp. Cuộc thi đã được sự cổ vũ và tham gia của cán bộ và nhân dân của tất cả các xã, thị trấn của hai huyện nói trên và các huyện lân cận...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp docx (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)