của các cơ quan nhà nước từ 2001 - 2005
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. ngày 7/5/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 74/2001/QĐ-TTg "Về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005".
Theo quyết định này, đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng từ 2001 đến 2005 là: - Cán bộ, công chức hành chính trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương.
- Cán bộ, công chức trong các cơ quan sự nghiệp. - Cán bộ, công chức cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn này là: nâng cao kiến thức năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quyết định cũng đề ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng loại công chức. từ 2001 - 2005 từng loại cán bộ, công chức cần trang bị những kiến thức sau đây:
- Đối với cán bộ, công chức hành chính là chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp: Đảm bảo 100% đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ngạch về kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị.
- Đối với cán bộ, công chức sự nghiệp: 100% phải được bồi dưỡng cập nhật ngắn hạn kiến thức về pháp luật và đạo đức công chức.
- Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn: Bảo đảm hàng năm có 20% được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tùy theo tính chất yêu cầu của công tác đảm nhiệm. Đào tạo, bồi dưỡng từ trung cấp trở lên về quản lý nhà nước, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho các chức danh chuyên trách ở cấp xã (văn phòng UBND, tư pháp, địa chính và tài chính) theo yêu cầu.
Ngoài các đối tượng đã nêu, Quyết định 74/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng còn qui định bồi dưỡng kiến thức Nhà nước - pháp luật cho đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ tới (2004 - 2009).
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. gắn qui hoạch đào tạo với sử dụng, đây là công tác mà nhiều năm qua thực hiện chưa tốt.
- Nghiên cứu xây dựng bổ sung và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, gắn với sự phân công, phân cấp một cách khoa học. Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức về chương trình, giáo trình, về chứng chỉ, về giảng viên...
- Sắp xếp, củng cố và tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thống các cơ sở đào tạo cán bộ quản lý của các bộ ngành và trường Chính trị, trường đào tạo cán bộ của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chương trình.
- Tăng cường và bảo đảm nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng tăng dần từ nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của tổ chức và cá nhân.
Quyết định cũng đề cập đến việc tổ chức thực hiện:
Phấn đấu đến năm 2005 sẽ hoàn thành mục tiêu mà Quyết định để ra, làm tiền đề cho kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn tiếp theo từ 2006 - 2010.
Thực hiện Quyết định 74/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Tỉnh Đảng bộ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. UBND tỉnh Bình Định ban hành công văn số 960/ĐT-UBND ngày 29/5/2001 "Về việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong tỉnh giai đoạn 2001 - 2005".Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, các huyện và thành phố Quy Nhơn, căn cứ nhu cầu của cơ quan đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005.
Mục đích đối tượng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được Công văn nêu rõ:
* Mục đích: Nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ của
+ Đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính: Đảm bảo 100% công chức ngạch chuyên viên và chuyên viên chính đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch về kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị; hình thành và xây dựng đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực hành chính.
+ Đối tượng là cán bộ, công chức trong các cơ quan sự nghiệp, phấn đấu 100% được bồi dưỡng cập nhật ngắn hạn về kiến thức pháp luật.
+ Đối với cán bộ cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn), đảm bảo hàng năm có 20% cán bộ cơ sở được cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và nhà nước - pháp luật. Thực hiện đào tạo trung cấp trở lên về quản lý nhà nước và lý luận chính trị.
* Đối tượng: Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng theo Công văn, bao gồm: cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ, công chức trong các cơ quan sự nghiệp và cán bộ, công chức cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).
* Nội dung: Các đối tượng nói trên, tùy theo từng đối tượng được trang bị nội dung cụ thể sau đây:
+ Cán bộ, công chức hành chính bao gồm: Ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính,tập trung trang bị các kiến thức sau đây:
- Bồi dưỡng kiến thức về nhà nước - pháp luật, kỹ năng hoạt động công vụ và đạo đức công chức cho những người sau khi trúng tuyển qua kỳ thi tuyển công chức.
- Đào tạo cán bộ nguồn để hình thành đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực quản lý nhà nước, có trình độ và năng lực tham gia hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội.
+ Đối với cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện và thành phố Quy Nhơn, đến năm 2005, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các sở, ban, ngành, huyện và thành phố Quy Nhơn được đào tạo đại học về chuyên môn, cao cấp về chính trị và qua lớp bồi dưỡng cao - trung cấp về quản lý nhà nước.
+ Đối với cán bộ, công chức sự nghiệp, hàng năm bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cho cán bộ, công chức sự nghiệp, bồi dưỡng nâng cao ý thức pháp luật và đạo đức công chức cho 20% cán bộ, công chức thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp.
+ Đối với cán bộ, công chức ở cơ sở (xã, phường, thị trấn), bồi dưỡng cho tất cả các thành viên UBND cấp xã (kể cả những người đã được bồi dưỡng ở nhiệm kỳ trước nay được tái cử trong nhiệm kỳ này) về nhà nước - pháp luật. Đến năm 2005 đào tạo, bồi dưỡng ít nhất là 50% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ trung cấp về chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước. (Bao gồm: Bí thư, phó bí thư; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch UBND; trưởng các tổ chức chính trị - xã hội). Đối với vùng sâu, vùng xa phấn đấu đạt 25%. Bồi dưỡng về kiến thức nhà nước - pháp luật cho 100% các trưởng thôn, trưởng bản.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa IX) về nội dung "Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở", "Phấn đấu từ nay đến hết năm 2005 có khoảng 70 - 80% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn qui định; khoản 80% cán bộ, công chức chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên đối với đồng bằng, sơ cấp trở lên đối với miền núi" 3, tr. 6], Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Bình Định đã có Đề án "Xây dựng chính quyền cơ sở". Theo đề án này, đến cuối năm 2005 cán bộ cấp (xã, phường, thị trấn) ở Bình Định phải đạt trình độ sau đây:
- Nhóm I: Gồm: Bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch UBND, phấn đấu
trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên; lý luận chính trị và quản lý nhà nước từ trung cấp trở lên.
- Nhóm II: Gồm: Phó bí thư, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch UBND, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội, phấn đấu đạt trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước đạt trình độ trung cấp.
- Nhóm III: Gồm các thành viên khác của ủy ban cấp xã, phấn đấu đạt trình độ
chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước đạt trình độ trung cấp.
Đến năm 2005 cán bộ cấp xã ở Bình Định phải đạt yêu cầu về trình độ sau:
*Trung cấp N2 N3 *Bồi dưỡng dài hạn
* Bồi dưỡng ngắn hạn *Tập huấn 2001 2002 2003 2004 2005 Ghi chú: - Đồ thị N1 biểu diễn cán bộ nhóm I - Đồ thị N2 biểu diễn cán bộ nhóm II - Đồ thị N3 biểu diễn cán bộ nhóm III.
Ngoài các mục tiêu, chỉ tiêu mang tính chiến lược mà các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước đã nêu trên; Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng còn có kế hoạch ngắn hạn hàng năm về công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung, về pháp luật cho cán bộ, công chức nói riêng.
Năm 2002, Thường trực Tỉnh ủy Bình Định đã có thông báo số 27/TB-TU ngày 21/2/2001 về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2002. thông báo của Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: Năm 2002 ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ đương chức và dự nguồn ở cơ sở. Cũng theo thông báo này, Thường trực Tỉnh ủy nhất trí kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2002 của trường Chính trị tỉnh Bình Định và các trung tâm giáo dục chính trị huyện, thành phố trong tỉnh (không kể các lớp chuyển tiếp từ năm 2001 sang 2002).
Theo kế hoạch, năm 2002 trường Chính trị tỉnh Bình Định sẽ mở đào tạo và bồi dưỡng các lớp sau:
- Về chuyên ngành nhà nước - pháp luật:
+ Về đào tạo:
* 01 lớp trung cấp quản lý nhà nước cho cấp xã (xã, phường, thị trấn) 80 học viên.
+ Về bồi dưỡng:
* 01 lớp bồi dưỡng cho đối tượng là chuyên viên chính, 100 học viên. * 02 lớp bồi dưỡng cho đối tượng chuyên viên, 200 học viên.
* 01 lớp bồi dưỡng cho đối tượng là chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn), 100 học viên.
* 01 lớp bồi dưỡng cho đối tượng là cán sự, 80 học viên.
- Các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác có nội dung Nhà nước - pháp luật. + Về đào tạo:
* 01 lớp cao cấp lý luận chính trị (phối hợp giữa Trường và Phân viện Đà Nẵng), 100 học viên.
* 05 lớp trung học chính trị, 440 học viên. * 01 lớp trung cấp thanh vận, 100 học viên. + Về bồi dưỡng:
Trường Chính trị tỉnh Bình Định cùng với các ngành mở 10 lớp bồi dưỡng về công tác Đảng, công tác đoàn thể và quản lý trên các lĩnh vực.
Cũng theo thông báo số 27-TB/TU, 11 trung tâm giáo dục chính trị của các huyện và thành phố Quy Nhơn trong năm 2002 sẽ mở lớp bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ trưởng thôn, trưởng bản, khu vực trưởng của 1033 thôn, bản, khu vực trong toàn tỉnh.
Ngoài ra, Hội đồng giáo dục pháp luật các cấp trong tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức của cấp mình trong năm 2002.
Hiện nay, công tác giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức nói riêng ở Bình Định đang được thực hiện theo kế hoạch nói trên.