Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật cho cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp docx (Trang 78 - 84)

chức trên địa bàn tỉnh Bình Định

3.3.1. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật cho cán bộ, công chức chức

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật là phương thức phổ biến kiến thức pháp luật, đầy đủ, có hệ thống và chính xác nhất trong tất cả các loại kênh tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức. ở kênh này, kiến thức pháp luật được truyền đạt từ các nguyên lý

cơ bản của pháp luật, những quy định chung đến ngành luật, các chế định và quy định cụ thể của pháp luật.

Đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức có vai trò ngày càng quan trọng. Nhu cầu pháp luật trong đời sống xã hội ngày càng đa dạng thì đội ngũ cán bộ, công chức phải được đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật ngày càng đông, yêu cầu về kiến thức pháp luật ngày càng cao và thực hiện ngày càng tốt hơn công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức trong tỉnh:

Một là, các cơ quan chức năng phải làm tốt công tác qui hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức. Công tác này không thực hiện tốt nếu thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành với cơ quan chức năng mà quan trọng nhất là Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh. ở huyện, thành phố phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tổ chức huyện ủy (thành ủy) và Ban Tổ chức - Lao động - Thương binh xã hội huyện (thành phố).

Thực hiện tốt công tác qui hoạch đào tạo cán bộ, công chức, sẽ chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức nói riêng.

Việc xây dựng qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào thực tiễn địa phương Bình Định "phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có; dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức để chủ động có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng" [2, tr. 82.

Để đáp ứng được yêu cầu nói trên, tỉnh cần có sự điều chỉnh sắp xếp lại theo qui hoạch, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Mặt khác cần đưa công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật; thi tuyển, thi nâng ngạch cán bộ, công chức đi dần vào nề nếp.

Xây dựng và lựa chọn phương án tối ưu, gắn qui hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức, thiếu loại trình độ nào thì đào tạo, bồi dưỡng loại

chương trình đó, cần đảm bảo chất lượng" không chạy theo số lượng nhằm mục đích "chuẩn hóa" về mặt hình thức cho cán bộ, công chức.

Một nội dung quan trọng trong công tác qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là xây dựng phương án tạo nguồn. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng loại cán bộ mà chuẩn bị đội ngũ dự nguồn. Tránh tình trạng, bầu cử hoặc bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo, bồi dưỡng.

Hiện nay, Bình Định có 27.509 cán bộ, công chức từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Trong số đó có 20.540 cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện; 6969 cán bộ, công chức cấp xã (biểu 2.2). Theo thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh thì số cán bộ, công chức đã qua đào tạo là 16.505 người, chiếm 60% tổng số cán bộ, công chức trong toàn tỉnh, bao gồm hai hình thức cơ bản:

- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành về nhà nước - pháp luật 4.839 người, chiếm 17,58% (biểu 2.4).

- Đào tạo, bồi dưỡng khác có kết hợp nội dung nhà nước - pháp luật 11.910 người, chiếm 43,29% (biểu 2.5).

Trong số 60% đã được đào tạo, bồi dưỡng nói trên, nhìn chung chưa đi vào qui hoạch một cách chặt chẽ. Đúng như nhận xét sau đây trong báo cáo về công tác tổ chức và cán bộ của Tỉnh ủy Bình Định tháng 4/2002. "Qui hoạch chưa gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ các mặt cho cán bộ, công chức... Hàng năm chưa chú trọng rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kịp thời cán bộ dự nguồn" [47, tr. 13]. Công tác qui hoạch chưa gắn với kế hoạch đào tạo dẫn đến tình trạng mất cân đối. Nơi nào thuận lợi thì đi học nhiều, nơi nào khó khăn thì đi học ít, thậm chí có huyện không có người đi học (mặc dù đã được tỉnh phân chỉ tiêu). Theo thống kê, Bình Định hiện có 672 cử nhân luật, nhưng tập trung chủ yếu ở các sở, ban, ngành của tỉnh; thành phố Quy Nhơn và các huyện đồng bằng. Các huyện miền núi cán bộ, công chức có trình độ cử nhân Luật quá ít (huyện Vĩnh Thạnh có 13 người, huyện Vân Canh có 10 người, huyện An Lão có 4 người).

Làm tốt công tác qui hoạch, gắn công tác qui hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức là việc làm cần thiết trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở Bình Định hiện nay.

Hai là, Cần củng cố, xây dựng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

trong tỉnh:

Nói đến công tác đào tạo thì cơ sở đào tạo có vai trò quan trong. Trong phạm vi luận văn này, chủ yếu đề cập đến các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật ở Bình Định.

Trước đây, Bình Định cũng như các địa phương khác trong cả nước; ở tỉnh có trường Đảng tỉnh, trường Hành chính tỉnh, trường Công đoàn (đào tạo cán bộ các đoàn thể); ở huyện, thành phố, có trường Đảng huyện, trường Đảng thành phố. Từ tháng 5/1994, các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức ở tính sát nhập làm một và từ tháng 9/1995 được đổi tên thành trường Chính trị tỉnh theo Quyết định số 88-QĐ/TW của Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Từ đó đến nay trường Chính trị tỉnh Bình Định trở thành cơ sở duy nhất ở tỉnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho hệ thống chính trị ở Bình Định.

ở cấp huyện, một thời gian, các trường Đảng cấp huyện gần như không hoạt động, không biên chế, không có cơ sở. Hiện nay các trung tâm giáo dục chính trị huyện được thành lập lại, nhưng nhiều huyện trong tỉnh chưa có cơ sở riêng, thường là làm việc chung với Ban Tuyên giáo và khi cần mở lớp thì "nhờ" hội trường của Huyện ủy hoặc ủy ban, nên rất bị động.

Ba là, Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công

chức trước hết cần xây dựng đội ngũ giảng viên pháp luật đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. ở trường Chính trị tỉnh, khoa Nhà nước - pháp luật phải củng cố và tăng cường cả số lượng và chất lượng. ít nhất phải có 10 giảng viên trong đó 50% có trình độ cao học trở lên về Hành chính và Luật, (hiện nay chỉ có 5 giảng viên, trong đó có 01 thạc sĩ Luật). ở các trung tâm chính trị huyện, thành phố ít nhất phải có 01 giảng viên chuyên trách có trình độ cử nhân Luật (hiện nay mới có 3/11 trung tâm có giảng viên là cử nhân Luật).

Việc thiếu về số lượng, thấp về chất lượng của đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật trong tỉnh đã làm cho công tác giáo dục pháp luật trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế.

Bốn là, Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cũng là

yếu tố quan trọng trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức.

Về nội dung: Trong thời gian tới cần khắc phục tình trạng trùng lắp, lạc hậu nội dung trong các giáo trình Nhà nước - pháp luật. Hàng năm cơ quan phát hành giáo trình cần phát hành các tài liệu sửa đổi bổ sung, cập nhật các văn bản mới cho các cơ sở đào tạo về pháp luật. Trong trường hợp chưa có giáo trình mới và các tài liệu bổ sung thì các cơ sở đào tạo pháp luật trong tỉnh tùy đối tượng mà cập nhật các văn bản mới một cách hợp lý.

Về hình thức: Cán bộ, công chức là những người đương chức, việc đào tạo, bồi dưỡng phải được vận dụng linh hoạt, tùy theo đối tượng, tùy theo chương trình mà cơ sở đào tạo chọn hình thức đào tạo hay bồi dưỡng; tập trung hay tại chức; đào tạo tại trường hay tại huyện; đào tạo cho một huyện hay liên huyện (theo cụm)... Theo tôi, các hình thức nêu trên đều được sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức. Cần lưu ý, không vì "tiện", "lợi" mà lạm dụng, nhất là hình thức đào tạo tại chức (hiện nay ở Bình Định cử nhân và trung cấp tại chức luật khá nhiều). Nên chăng từ nay trở đi chỉ đào tạo cử nhân tại chức luật và cử nhân chính cho những cán bộ, công chức đã có bằng thứ nhất đại học chính quy. Thực hiện được như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức. Mặt khác, chống được hiện tượng tiêu cực "chạy bằng" của một số cán bộ, công chức "thiếu bằng".

Đổi mới phương thức giảng dạy và học tập cũng là một biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức. Lâu nay dạy và học ở các cơ sở đào tạo nói chung, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật nói riêng thường là theo phương pháp truyền thống: Thầy giảng trò nghe và ghi chép hoặc Thầy giảng trò nghe và ghi nhớ. Để nâng cao chất lượng đào tạo pháp luật, cần đổi mới phương pháp dạy và học. Phương pháp tốt nhất là "Thầy trò cùng tham gia", gắn lý luận và thực tiễn, nêu tình huống và xử lý tình huống (nêu những sự kiện pháp lý cụ thể trong đời sống pháp luật, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những căn cứ pháp lý hiện hành và áp dụng pháp luật để xử lý...). Các lớp mà trình độ càng thấp thì nội dung thực hành càng nhiều.

Năm là, cần bổ sung vào chương trình những nội dung pháp luật phù hợp, thiết

thực cho từng đối tượng cán bộ, công chức: cán bộ, công chức là người đi học để làm việc, vận dụng kiến thức đã học vào ngay trong thực thi công vụ. Vì vậy, trong việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoài phần chung theo yêu cầu của chương trình cần bổ sung những nội dung cần thiết cho yêu cầu công tác và đời sống của đối tượng được đào tạo hay bồi dưỡng. Ví dụ: Đối tượng là cán bộ, công chức các huyện miền núi: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão thì phần pháp luật bổ sung là pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ động vật quí hiếm, pháp luật về tài nguyên...); đối tượng đào tạo là cán bộ, công chức thuộc các huyện ven biển như: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát... thì phần bổ sung là pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, pháp luật về thuế nông nghiệp, pháp luật về đất đai...; đối tượng là cán bộ, công chức các sở, ban, ngành và thành phố Quy Nhơn thì phần bổ sung là pháp luật về xây dựng và phát triển đô thị, pháp luật về giao thông đô thị, pháp luật về đất đai...; đối tượng là các doanh nghiệp thì phần bổ sung là các luật thuế, pháp luật về cổ phần hóa,về thị trường chứng khoán, về bảo vệ môi trường, về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và thế giới như APEC, WTO...

Sáu là, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo: trường Chính trị tỉnh là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu cho cán bộ, công chức trong tỉnh, cần tăng cường cơ sở vật chất tốt hơn để trường Chính trị tỉnh thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức nói riêng. Đối với các trung tâm chính trị huyện, thành phố, vấn đề cấp bách hiện nay là cơ sở mặt bằng để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức. Về lâu dài cần nâng cấp mọi mặt để đủ điều kiện phục vụ tốt công tác giảng dạy và học tập của trung tâm. "Tăng cường cơ sở vật chất ở các trường Chính trị tỉnh, các trung tâm giáo dục chính trị cấp huyện" [3, tr. 6] là công việc cần thiết theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp docx (Trang 78 - 84)