Kết hợp giáo dục pháp luật với các lĩnh vực giáo dục đào tạo khác trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp docx (Trang 84 - 85)

địa bàn tỉnh Bình Định.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định ngoài trường Chính trị tỉnh và 11 trung tâm giáo dục chính trị các huyện, thành phố chuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn có các cơ sở đào tạo khác đó là các trường đại học, trung học chuyên nghiệp bao gồm: Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Cao đẳng Sư phạm Bình Định, Trung học Y tế, Trung học Văn hóa nghệ thuật... Học viên, sinh viên của các cơ sở này sau khi tốt nghiệp sẽ là nguồn chủ yếu bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức ở Bình Định. Vì vậy, đối với họ hiểu biết pháp luật là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được. ý thức pháp luật của họ hôm nay sẽ là một bộ phận quan trọng của nhân cách người cán bộ, công chức trong tương lai. Từ đó, họ không những biết sống và làm việc theo pháp luật với tư cách là công dân mà còn biết sống và làm việc theo pháp luật, bảo vệ pháp luật với "tinh thần" của những cán bộ, công chức.

Với ý nghĩa quan trọng như trên, các chủ thể giáo dục pháp luật, trước hết là lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đúng mức cho công tác giảng dạy bộ môn pháp luật trong nhà trường, tùy vào từng đối tượng trường, đối tượng học viên, sinh viên mà xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật,cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học bộ môn pháp luật. Đối với trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn và trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định cần xây dựng khoa Nhà nước-pháp luật hoặc tổ bộ môn Nhà nước - pháp luật ở trường. Đối với các khoa mà sinh viên ra trường sẽ dạy bộ môn Giáo dục công dân (có nội dung pháp luật) ở các trường phổ thông trung học và phổ thông cơ sở, cần được đào tạo kỹ bộ môn pháp luật. Đối với các trường trung học chuyên nghiệp khác cần có giáo viên chuyên ngành Luật thuộc biên chế của trường để chủ động trong công tác giảng dạy.

Về nội dung, ngoài phần pháp luật qui định trong chương trình, lãnh đạo các trường cần phối hợp với Hội đồng giáo dục pháp luật trên địa bàn (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) để giáo dục cập nhật các văn bản pháp luật mới và các văn bản pháp luật liên quan đến ngành nghề như: các trường Sư phạm cần bổ sung pháp luật về giáo dục; công ước về quyền trẻ em... trường trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật bổ sung luật về văn hóa, về các hoạt động nghệ thuật; Trường trung cấp Y tế cần bổ sung thêm các văn bản pháp luật

về hoạt động y dược..., Trường Trung học Nông nghiệp cần bổ sung thêm các văn bản pháp luật về đất đai, về thuế nông nghiệp...

Việc kết hợp giáo dục pháp luật với các hình thức giáo dục đào tạo các lĩnh vực khác có tác động lớn trong công tác giáo dục pháp luật cho học viên. Cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong từng loại hình cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức (cán bộ, công chức đi học) và những người sẽ là cán bộ, công chức sau khi tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp docx (Trang 84 - 85)