Tính đến tháng 6/2002, tổng số cán bộ, công chức đương chức ở Bình Định trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn gồm có 27.509 người. Trong đó cán bộ, công chức ở cấp tỉnh và cấp huyện có 20.504 người; ở cấp xã có 6.969 người. Ngoài ra còn "có gần 5.000 cán bộ của 1033 thôn, làng, khu vực, khối phố trên địa bàn tỉnh" 5, tr.10]. Cụ thể như sau:
Biểu 2.2: Cán bộ, công chức trong tỉnh Bình Định
Cấp và loại cán bộ, công chức Số lượng (người)
* Cấp tỉnh và huyện (huyện, thành phố)
- Tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội 927
- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước 1.673
- Cơ quan, đơn vị sự nghiệp 17.545
- Hội đồng nhân dân 395
Cộng 20.540
* Cấp xã (xã, phường, thị trấn)
- Cán bộ định biên 3.500
- Hội đồng nhân dân 3.469
Cộng 6.969
Tổng cộng: 27.509
Về trình độ của cán bộ, công chức các cấp, theo số liệu tổng hợp của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định cho thấy:
+ Cán bộ trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, số ủy viên có trình độ từ cao đẳng trở lên là 77%;
+ Cán bộ trong Ban Chấp hành các huyện đảng bộ và đảng bộ thành phố Quy Nhơn, trình độ từ cao đẳng trở lên là 46%;
+ Cán bộ trong Ban Chấp hành đảng ủy xã, phường, thị trấn, có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên là 27,6%.
- Cán bộ, công chức ở cấp tỉnh:
+ Trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, có 100% tốt nghiệp đại học; + Trưởng, phó các ban Đảng, có 78% tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên;
+ Trưởng, phó các đoàn thể cấp tỉnh, có 50% tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên; + Các thành viên UBND tỉnh, có 100% tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên; + Các giám đốc, phó giám đốc sở, có 90,4% tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên; + Cán bộ, công chức khối Đảng, có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 61%;
+ Cán bộ, công chức hành chính và sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 50,6%;
+ Cán bộ, công chức khối các đoàn thể, có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 56%.
- Cán bộ, công chức ở cấp huyện (huyện và thành phố):
+ Các bí thư, phó bí thư, có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 50,1%;
+ Chủ tịch, phó chủ tịch UBND và HĐND có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 72,7%;
+ Cán bộ, công chức khối Đảng có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 34%; + Cán bộ, công chức hành chính và sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 30,6%;
+ Cán bộ, công chức khối các đoàn thể, có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 24%.
- Cán bộ, công chức cấp xã (xã, phường, thị trấn):
Đội ngũ cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh hiện có là 3.500 người trong định biên. Số trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên là 615 người, chiếm 17,6% đại biểu. Hội đồng nhân dân cấp xã trong toàn tỉnh có 3.469 người, số có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên là 653 người, chiếm 18,82%.
Biểu 2.3: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức các cấp trong tỉnh
Cấp tỉnh và cấp huyện Số lượng
Trên đại học 118 người
Đại học 6956 người
Trung học chuyên nghiệp 9008 người
Sơ học 3738 người
Loại khác 720 người
Cộng 20540 người
Cấp xã
+ Cán bộ trong định biên
*Trung học chuyên nghiệp trở lên 615 người
* Sơ học 154 người
* Loại khác 2731 người
+ Đại biểu HĐND
* Trung học chuyên nghiệp trở lên 653 người
* Sơ học 215 người
*Loại khác 2601 người
Tổng cộng cả ba cấp 27.509 người
Từ thực tế trên cho thấy, mặt bằng chung về kiến thức của cán bộ, công chức Bình Định hiện tại còn thấp so với yêu cầu. Đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã, còn một bộ phận khá lớn chưa qua đào tạo. Số cán bộ trong định biên còn 2.731/3.500, chiếm 70,03% chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nào. Đại biểu HĐND cấp xã còn 2.601/3.469, chiếm 74,97% cũng chưa có chuyên môn nghiệp vụ gì.
Về đội ngũ cán bộ, công chức ở Bình Định, theo đánh giá của UBND tỉnh tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ tháng 10/2000:
- Những ưu điểm cơ bản:
Hơn một phần tư thế kỷ, từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng, trước những thăng trầm của lịch sử và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức Bình Định đã có những bước phát triển, trưởng thành và đổi mới đáng kể:
+ Đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đại bộ phận đã được rèn luyện, thử thách trong chiến tranh cách mạng và thực tiễn xây dựng kinh tế, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ, kiên định với lý tưởng và mục tiêu đi lên CNXH, quyết tâm thực hiện thành công công cuộc đổi mới của đất nước.
+ Số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng tương đối cơ bản về lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, khoa học kỹ thuật... đã nhạy bén nắm bắt được cái mới, tiếp thu và tích lũy kinh nghiệm mới về kinh tế thị trường, kinh tế đối ngoại, về quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
+ Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức các cấp trong tỉnh luôn giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất, gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân. Chính vì vậy đã giữ được sự ổn định chính trị, ngay cả những lúc khó khăn gian khổ; trước những thử thách của lịch sử vẫn giữ vững niềm tin và quyết tâm thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng cả nước đi lên CNXH, theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.
- Bên cạnh những ưu điểm cơ bản nêu trên, đội ngũ cán bộ, công chức Bình Định còn nhiều hạn chế và yếu kém; bất cập so với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới:
+ Một bộ phận cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất, đạo đức và lối sống, đã có những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng chức quyền để thu vén cá nhân làm giàu bất chính, thoái hóa biến chất chạy theo lối sống thực dụng. "Nổi cộm và nhức nhối nhất hiện nay là tệ tham nhũng, quan liêu trong một bộ phận cán bộ" [58, tr. 2] gây ra sự bất bình chính đáng trong nhân dân, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
+ Đội ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh hình thành từ nhiều nguồn, nhiều thời kỳ. Số lượng đông nhưng trình độ năng lực hạn chế, vì vậy xảy ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, không đồng bộ. Cơ cấu cán bộ chưa hợp lý về ngành nghề, về lĩnh vực công tác. Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nhà nước pháp luật. Hiện đang tồn tại sự bất hợp lý trong phân bố đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức có trình độ, có năng lực, cán bộ khoa học kỹ thuật tập trung chủ yếu ở thành phố Quy Nhơn và các thị trấn, ở các ngành, các cơ quan đơn vị có thu nhập cao. ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo đội ngũ cán bộ, công chức vừa thiếu, vừa yếu.
+ Công tác cán bộ còn hạn chế về tầm "chiến lược", chậm đổi mới các nhìn nhận, đánh giá... chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của kinh tế - xã hội. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ chưa tốt. Khả năng dự báo về cán bộ, công chức còn hạn chế nên bị động trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức kế cận, dẫn đến tình trạng hẫng hụt cán bộ, công chức khi có sự biến động trong cơ quan đơn vị như cán bộ, công chức đến tuổi về hưu hoặc điều động đi nơi khác.
Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu mới trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo tỉnh của các cấp các ngành trong cả hệ thống chính trị ở địa phương.