dục pháp luật. Huy động nguồn lực kinh phí từ nhiều cơ quan nhưng trước hết phải là nguồn lực từ cơ quan nhà nước
Công tác giáo dục pháp luật cũng như các công tác giáo dục khác là loại hình hoạt động vì lợi ích lâu dài, kết quả, hiệu quả cuối cùng của nó không thể đo đếm trực tiếp, cụ thể, tức thời sau khi tiến hành hoạt động giáo dục. Bởi vậy, để công tác giáo dục pháp luật đạt hiệu quả thì phải đảm bảo kinh phí cần thiết cho hoạt động này. Trong điều kiện đổi mới hiện nay, nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục pháp luật vẫn chủ yếu từ ngân sách nhà nước do Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Tuy nhiên, Ninh Thuận là một tỉnh còn nghèo, việc đầu tư kinh phí cho công tác giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu, mục đích đặt ra. Chính vì vậy, việc huy động một phần kinh phí cho hoạt động giáo dục pháp luật từ các ngành kinh tế ở địa phương là hết sức quan trọng. Phải đảm bảo các phương tiện làm việc tối thiểu cho các cơ quan và cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật, phải xây dựng, kiện toàn hệ thống tủ sách pháp luật, có đủ đầu sách pháp luật với giá trị sử dụng thực sự, đảm bảo chế độ thù lao, cung cấp sách báo, tài liệu, đề cương đầy đủ cho cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật.
Kết luận
Giáo dục pháp luật là một khâu quan trọng trong qui trình tổ chức thực hiện pháp luật, là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống. Mục tiêu của công tác này là làm cho mỗi cá nhân nói riêng, cộng đồng xã hội nói chung không chỉ nắm vững pháp luật mà phải hiểu và làm theo pháp luật.
Trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì việc tăng cường công tác giáo dục pháp luật là một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với toàn xã hội.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của 54 dân tộc anh em. Trong đó dân tộc Chăm là một dân tộc thiểu số duy nhất ở Việt Nam đã đạt đến một trình độ phát triển cao, đã từng có một quốc gia dân tộc độc lập phát triển cường thịnh với một nền văn hóa rực rỡ và độc đáo. Nhưng do nhiều yếu tố tác động (cả yếu tố nội tại và khách quan) trong các mối quan hệ lịch sử, quốc gia dân tộc của người Chăm đã tan rã, cộng đồng người Chăm đã trở thành một bộ phận trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Sau trên 300 năm tồn tại và phát triển, tuyệt đại bộ phận đồng bào người Chăm đã coi dân tộc mình là một bộ phận cấu thành không thể tách rời cộng đồng quốc gia Việt Nam.
Xét trên phương diện lịch sử tộc người, đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo cũng như tỷ lệ dân số có thể xem cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận là bộ phận tiêu biểu cho dân tộc Chăm ở nước ta. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong vùng đồng bào Chăm cả nước nói chung, vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất cũng như ý thức pháp luật của đồng bào được nâng lên một bước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc, hệ thống luật tục của người Chăm trong đó có cả những hủ tục lạc hậu, nặng nề vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, có lúc, có nơi gần như thay thế pháp luật, thiết chế xã hội truyền thống trong
một số lĩnh vực được vận hành chủ yếu nhờ luật tục, sự khôi phục trở lại những nghi lễ, hủ tục rườm rà, tốn kém cũng như mối quan hệ quốc tế giữa các cộng đồng Chăm luôn tiềm ẩn những nhân tố có thể bị các thế lực thù địch lợi dụng gây mất ổn định tình hình chính trị địa phương nếu không được phát hiện kịp thời và giải quyết tốt. Bởi vậy, để khắc phục những hạn chế đó cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận là một tất yếu khách quan, có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, cùng với việc nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào người Chăm, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật với những hình thức phương pháp phù hợp để cán bộ, nhân dân vùng đồng bào người Chăm hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để họ ý thức được quyền và nghĩa vụ của công dân, phát huy dân chủ ở cơ sở... sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ban Dân tộc - Miền núi Ninh Thuận (5/2003), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của
đồng bào Chăm Ninh Thuận, Ninh Thuận.
2. Phan Xuân Biên (cùng nhóm tác giả) (1991), Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Bộ Công an - Vụ Quản lý khoa học và công nghệ (2001), Công tác an ninh ở vùng
dân tộc Chăm trong tình hình hiện nay thực trạng và giải pháp, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (1996), Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp (1998), Nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp (2004), "Số chuyên đề về thực hiện Chỉ thị 32/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng", Dân chủ và pháp luật, (4).
7. Bộ Tư pháp - Bộ Văn hóa Thông tin - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - ủy ban Dân tộc - Hội Nông dân Việt Nam (11-2004), Tài liệu hội nghị sơ kết 5
năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT/TP-VHTT-NNPTNT-
DTMN-ND ngày 07/9/1999 về phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật.
8. Chính phủ (1998), Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội.
9. Chính phủ (1998), Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ 1998 đến 2002
và thành lập hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, Hà Nội.
10. Chính phủ (1999), Nghị định 160/1999/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều của
11. Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận (2001), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2000, Ninh Thuận.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), Chỉ thị số 121/CT-TW ngày 26-10 của Ban Chấp
hành Trung ương về công tác đối với đồng bào Chăm, Hà Nội
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Thông tri số 03/TT-TW ngày 17/10 của Ban Chấp
hành Trung ương về công tác đối với đồng bào Chăm, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32/ CT-TW ngày 09/12 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp
luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Trần Ngọc Đường (1999), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Trần Ngọc Đường, Dương Thị Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Cao Thị Hà (2003) Giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh
Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia
23. Trương Tiến Hưng (2004), Luật tục của Người Chăm và sự vận dụng trong quản lý
nhà nước của chính quyền cấp xã ở Ninh Thuận, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
24. Inrasara (1999), Các vấn đề văn hóa, xã hội Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 25. Khoa Nhà nước và pháp luật - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004),
Tài liệu học tập và nghiên cứu môn lý luận chung về Nhà nước và pháp luật,
tập I, Hà Nội
26. Phạm Hàn Lâm (1996), Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở
tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
27. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
28. Nguyễn Đình Lộc (1987), ý thức pháp luật chủ nghĩa xã hội và giáo dục pháp luật
cho nhân dân lao động, Luận án phó tiến sĩ Luật.
29. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Dương Thị Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt
Nam (bằng thực tiễn hoạt động của Tòa án và luật sư), Luận án phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT/TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND ngày
07/9/1999 về phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ nhân dân ở
nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, Hà Nội.
33. Sở Tư pháp Ninh Thuận (2004), Báo cáo số 220/BC-STP ngày 14/6 về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT-TP-VHTT-NNPTNT-DTMN- ND, Ninh Thuận
34. Sở Tư pháp Ninh Thuận (2004), Kế hoạch số 319/STP-KH ngày 30/7 thực hiện Kế
35. Đinh Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Luật học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
36. Tỉnh ủy Ninh Thuận (2000), Báo cáo tổng kết số 127/ BC-TU ngày 28/12 về tình hình triển khai và thực hiện Thông tri 03/TT-TW về công tác đối với đồng bào Chăm, Ninh Thuận.
37. Tỉnh ủy Ninh Thuận (2002), Chỉ thị số 23/CT-TU ngày 02/8 về việc tăng cường lãnh đạo công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới, Ninh Thuận.
38. Tỉnh ủy Ninh Thuận (2004), Kế hoạch số 42/ KH-TU ngày 16/02 thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Ninh Thuận.
39. Trần Văn Trầm (2002), Giáo dục pháp luật cho cán bộ và công chức trên địa bàn
tỉnh Bình Định - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
40. Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và tôn giáo, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Vấn đề tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận, Tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
41. Trần Đông Tùng (2001), Những điều cần biết về hòa giải ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đào Trí úc (1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. ủy ban Dân tộc (06/02/2004), Báo cáo kết quả thực hiện Thông tri 03/TT-TW ngày
17/10 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác đối với đồng bào Chăm, Hà
44. ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2005), Chỉ thị số 14/2005/CT-UB ngày 25/4/2005 về việc tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, Ninh Thuận.
45. ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2005), Quyết định số 61/2003/QĐ- UB ngày 20/5 về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ
2003 đến 2007, Ninh Thuận.
46. ủy ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, Hà Nội.
47. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về phổ biến giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
48. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2000), Chuyên đề về thực trạng hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân tại 6 vùng có dự án điểm về phổ biến giáo dục pháp luật, Hà Nội.
49. Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư Pháp (1997), Một số vấn đề về phổ biến
giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội.
50. Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp (3-2004), Phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ các tỉnh miền núi phía bắc, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.