Chăm lo phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào người Chăm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 64 - 66)

kết dân tộc Chăm và trong cộng đồng các dân tộc ở địa phương.

Thực hiện giải pháp trên, theo tác giả luận văn, cần phải giao trách nhiệm cụ thể cho từng cấp, từng ngành của hệ thống chính trị trong tỉnh về vấn đề này, có cơ chế phối hợp cụ thể giữa các ban ngành, các tổ chức chính trị- xã hội trong việc chỉ đạo nội dung và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và đồng bào dân tộc Chăm.

3.3.2. Chăm lo phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào người Chăm người Chăm

Cần nghiên cứu, vận dụng và tạo điều kiện để động viên khuyến khích đồng bào người Chăm phát huy nội lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng vùng. Đẩy mạnh phong trào ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa. Làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo bằng những biện pháp thiết thực cụ thể.

Đi đôi với việc trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm cần khuyến khích đồng bào trồng những cây công nghiệp và cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào vay vốn để phát triển sản xuất, đồng thời giúp đồng bào về mặt kỹ thuật, chăn nuôi. Quan tâm xây dựng và qui hoạch đồng cỏ và nước uống

để phát triển chăn nuôi. Khuyến khích phát triển những cơ sở công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch để phát huy tiềm năng trong đồng bào Chăm. Củng cố và phát huy những làng nghề truyền thống. Quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật, nguyên liệu và giúp đỡ hướng dẫn thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nghiên cứu củng cố và từng bước phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong vùng đồng bào Chăm. Đặc biệt đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi như hồ chứa nước, kênh mương đê đập. Tiềm năng đất đai còn khá lớn ở vùng Chăm nhưng bị thiếu nước nên sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Chú trọng phát triển mạnh phong trào "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Cần điều chỉnh hợp lý vấn đề đất canh tác cho đồng bào người Chăm, nhất là vấn đề ruộng Kut, ruộng ghôi cần phải được giải quyết thỏa đáng.

Chính sách trợ cước, trợ giá cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong đó có đồng bào Chăm đã được thực hiện nhưng trên thực tế họ vẫn không có khả năng mua. Phải chăng cần có cơ chế cho đồng bào vay vốn nhiều hơn và dài hạn hơn với những điều kiện dễ dàng hơn. Mặt khác, cần có những hội nghị chuyên đề phối hợp giữa các cơ quan và giữa các cấp từ trung ương đến địa phương để tìm ra giải pháp khả thi.

Cần đặc biệt quan tâm định hướng đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật là con em đồng bào Chăm để tạo nguồn nhân lực có tay nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào Chăm. Có chính sách ưu tiên, ưu đãi cho nhiều thanh niên người Chăm đi học các trường khoa học - kỹ thuật - kinh tế từ chương trình trung cấp, công nhân kỹ thuật cho đến đại học. Đây là giải pháp có tính nền tảng làm cho đồng bào người Chăm ngày càng thêm tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời có ý nghĩa trong công tác vận động đồng bào đấu tranh chống lại sự xuyên tạc, kích động của kẻ thù nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mặt khác, vận động đồng bào tự lực vươn lên trong cuộc sống xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" là rất cần thiết để phát huy có hiệu quả các tiềm lực trong đồng bào. Kinh tế, đời sống của đồng bào Chăm phát triển sẽ thúc đẩy hàng loạt các vấn đề khác trong đó việc giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm cũng sẽ có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 64 - 66)