Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, của chính quyền các cấp và sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể đối với công tác giáo dục

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 76 - 77)

các cấp và sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể đối với công tác giáo dục pháp luật trong tỉnh nói chung và giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm nói riêng

Đặc thù của công tác giáo dục pháp luật đòi hỏi phải có sự phối hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đây là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác này. Vì vậy, bên cạnh việc khẳng định vai trò chính yếu của Sở Tư pháp Ninh Thuận và các cơ quan nhà nước khác trong hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh, cần phát huy vai trò của các cấp ủy đảng trong việc lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức phương pháp phù hợp với địa bàn, đối tượng dân tộc ít người. Thu hút, huy động các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và cả cộng đồng tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Có như vậy công tác giáo dục pháp luật nói chung ở tỉnh Ninh Thuận, giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận mới phát huy được hiệu quả.

Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bởi vì, họ vừa là chủ thể chấp hành pháp luật, vừa là chủ thể tổ chức, triển khai đưa pháp luật vào hoạt động thực tiễn của nhân dân. Nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý, phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ công chức, nhất là cán bộ chính quyền cấp xã là vô cùng quan trọng.

Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức triển khai và trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, trực tiếp thực hiện và bảo đảm trên thực tế việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyền và lợi ích của nhân dân có được tôn trọng và bảo đảm thực hiện hay không trước hết thể hiện ở hoạt động của chính quyền cấp xã.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi" [31, tr. 371].

ở Ninh Thuận, trong điều kiện đổi mới hiện nay, cán bộ chính quyền cấp xã nói chung, đặc biệt là cán bộ chính quyền cấp xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người (trong đó có vùng đồng bào Chăm sinh sống) còn chưa đồng bộ, trình độ năng lực còn hạn chế, chưa ngang tầm nhiệm vụ. Bởi vậy, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trong đó có việc giáo dục pháp luật cho họ nhằm xây dựng một cấp chính quyền cơ sở có đủ khả năng thực hiện được các nhiệm vụ quản lý nhà nước và các nhiệm vụ tự quản tại cộng đồng cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Ninh Thuận.

Chính quyền cấp cơ sở trong sạch, vững mạnh không những đảm bảo đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào quần chúng nhân dân mà còn tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)