Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 27 - 28)

Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã có được những thành tựu quan trọng tạo tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kì phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn đổi mới đất nước đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng rằng: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tất yếu phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân mà mục đích hướng đến là làm cho "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh". Nhà nước pháp quyền, nói một cách khái quát là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước được tổ chức và quản lý theo pháp luật, đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Để có được một Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân đòi hỏi đặt ra nhiều yêu cầu, trong đó có yêu cầu nâng cao hơn nữa hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Xây dựng Nhà nước pháp quyền, người dân trong xã hội ấy không thể không hiểu biết luật và ý thức tuân thủ pháp luật. Điều dễ nhận thấy là việc người dân thiếu hiểu biết pháp luật sẽ hạn chế nhiều trong việc đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tệ nạn, hủ tục lạc hậu trong đời sống xã hội, cũng như không thể hình thành các quan hệ xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Bởi vậy, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho công dân là vấn đề vô cùng quan trọng.

Là dân tộc thiểu số, dân tộc Chăm là một thành phần dân tộc không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như các dân tộc khác đang

sống trên lãnh thổ Việt Nam, trong những năm của thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của đất nước, vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng đồng bào dân tộc Chăm nói riêng đã có bước phát triển đáng kể về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, những chuyển biến đó mới là bước đầu, những tốn tại khó khăn trở ngại còn rất lớn, sự hiểu biết pháp luật của nhân dân còn thấp, hủ tục lạc hậu còn tồn tại chi phối nhiều đến đời sống người dân. Việc khắc phục khó khăn tạo tiền đề và điều kiện để phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng dân tộc Chăm nói riêng là yêu cầu khách quan, là một quá trình phấn đấu lâu dài đòi hỏi sự quyết tâm, cố gắng nỗ lực của tất cả các cấp các ngành và của mọi người dân trong việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết dân tộc trong cả nước, đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Điều không thể phủ nhận là không thể phát triển kinh tế - xã hội, không thể hạn chế đẩy lùi hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, vùng đồng bào dân tộc Chăm nói riêng nếu không gắn liền với việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết kiến thức pháp luật cho nhân dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)