Đồng bào Chăm là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời. Trong kháng chiến, đồng bào Chăm đã có những đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Trong xây dựng đất nước, đồng bào Chăm luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và các chiêu bài về "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo" trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đang gây ra không ít những phức tạp, bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hơn nữa "đã từ lâu vấn đề dân tộc Chăm luôn bị các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng nhằm gây mất ổn định chính trị, một số đối tượng cực đoan trong các tổ chức người Chăm ở nước ngoài đã và đang tìm cách móc nối với
đối tượng trong nước tuyên truyền, khơi dậy nguồn gốc lịch sử dân tộc, tinh thần phục quốc, kích động một số người Chăm nói xấu chế độ ta, đi ngược lại lợi ích của khối đại đoàn kết dân tộc, đòi phục hồi vương quốc Chămpa. Bên cạnh đó, gần đây trên thế giới xảy ra nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến các nước hồi giáo cùng với sự tác động của các thế lực thù địch vào sự kiện Tây Nguyên cũng ảnh hưởng tới tình hình an ninh vùng đồng bào Chăm. ở trong nước, do nhiều yếu tố tác động nên có một số cán bộ, trí thức, chức sắc dân tộc Chăm vẫn còn tâm tư mặc cảm cho rằng chính quyền chưa tin dùng, bị phân biệt đối xử, các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa cá nhân người Chăm và người Kinh ở địa phương, cùng với các vấn đề khác như tôn giáo đang tranh giành ảnh hưởng phát triển tín đồ, tranh chấp đất đai, vấn đề cán bộ dân tộc... vẫn đang diễn ra [43].
Bởi vậy, tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc Chăm, giúp họ hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, biết sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, thực hiện nghĩa vụ xã hội là vấn đề cấp bách hiện nay.
Kết luận chương 1
Qua việc phân tích khái niệm chung về giáo dục pháp luật và phân tích đặc điểm đặc thù về giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm cho thấy:
- Giáo dục pháp luật là một hoạt động có định hướng, có mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Là một dạng của giáo dục nhưng giáo dục pháp luật có mục đích, đối tượng chủ thể, nội dung, hình thức phương pháp riêng.
- Giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm nói riêng thực chất là công tác vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do đó, để công tác giáo dục pháp luật đạt hiệu quả phải nghiên cứu các đối tượng, tìm ra đặc điểm đặc thù để lựa chọn nội dung, áp dụng hình thức phương pháp phù hợp.
- Giáo dục pháp luật nói chung giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm nói riêng là yêu cầu khách quan có ý nghĩa quan trọng và cấp bách xuất phát từ yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới, từ chủ trương, chính sách của Đảng, từ vai trò của giáo dục pháp luật và từ tình hình thực tiễn hiện nay.
Chương 2
Thực trạng giáo dục pháp luật
cho đồng bào Người chăm ở tỉnh ninh thuận hiện nay
2.1. khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận