Xây dựng chương trình, nội dung và đa dạng hóa hình thức giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người ở Ninh Thuận (trong đó có đồng bào dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 60 - 61)

pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người ở Ninh Thuận (trong đó có đồng bào dân tộc Chăm)

Việc xây dựng chương trình giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người trước hết thuộc về Nhà nước. Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chương trình quốc gia với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, tạo điều kiện để các vùng nghèo (mà chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa) thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước. Để hỗ trợ cho các đối tượng trên được tiếp cận với pháp luật, Nhà nước cũng đã triển khai một số hoạt động như: Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

Tuy nhiên, bên cạnh các chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo tạo việc làm, phát triển kinh tế, Nhà nước cần có một chương trình tương ứng với sự định hướng, đầu tư thỏa đáng, hợp lý nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được bình đẳng tiếp cận với pháp luật như các đối tượng khác trong xã hội. Việc xây dựng chương trình giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa sẽ tạo ra cơ hội lớn hỗ trợ các đối tượng trên được tiếp cận với pháp luật, đồng thời sẽ tạo ra sự đồng bộ trong phát triển kinh tế - xã hội. Bởi mục tiêu của công cuộc xóa đói giảm nghèo cần được

hiểu và thực hiện không chỉ là phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho nhân dân mà còn là nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ kinh tế, xã hội mới giảm nghèo toàn diện chứ không chỉ riêng kinh tế như tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu: "Không chờ kinh tế phát triển cao rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội" [16, tr. 31].

Bởi vậy, việc xây dựng chương trình giáo dục pháp luật với nội dung cụ thể, thiết thực và đa dạng hóa hình thức giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc ít người (trong đó có đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận) là rất quan trọng. Cần xác định được những nội dung pháp luật cần thiết, bắt buộc, những nội dung pháp luật liên quan cần phổ biến, giáo dục. Điểm quan trọng nữa là phải nghiên cứu kế thừa tinh hoa trong các luật tục của đồng bào dân tộc vận dụng vào công tác giáo dục pháp luật.

3.2.2. Kết hợp giáo dục pháp luật với nâng cao dân trí và phát triển kinh tế vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)