Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 28 - 30)

của Nhà nước về công tác dân tộc

Nước ta là nước có nhiều dân tộc, cả nước có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Vấn đề dân tộc là vấn đề có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn và nhất quán, do đó đã thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ và giành nhiều thành tưu quan trọng trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ VIII của Đảng xác định: Trong tiến trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc có ý nghĩa to lớn. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, ở tất cả các cấp các ngành.

Đến Đại hội IX Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng" [17, tr. 127].

Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của đất nước, vùng dân tộc thiểu số có những bước phát triển đáng kể về mọi mặt. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số vẫn còn những tồn tại, khó khăn rất lớn: Kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ mù chữ còn cao, ý thức pháp luật còn hạn chế, hủ tục còn lạc hậu, nặng nề. Bởi vậy, trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng đến vấn đề giáo dục nói chung cũng như giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Điều 36 Hiến pháp 1992 xác định: "... Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên, bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn".

Giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các đồng bào dân tộc thiểu số phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết số 22 ngày 27 tháng 11 năm 1989 của Bộ Chính trị về việc phát triển kinh tế xã hội miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT/TP-VHTT- NNPTNT-DTMN-ND ngày 07 tháng 9 năm 1999 càng khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc ít người. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ rất quan trọng. Nếu không giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí cho cán bộ nhân dân các dân tộc thiểu số thì không thể phát triển kinh tế - xã hội, không thể đấu tranh tiến tới xóa bỏ các tệ nạn xã hội: Nghiện hút, cờ bạc, tảo hôn, mê tín, các vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ rừng... Đây là vấn đề nóng bỏng hiện nay.

Là dân tộc thiểu số, đồng bào dân tộc Chăm cũng luôn được Đảng Và Nhà nước quan tâm bằng những chính sách chung, đồng thời cũng có những chính sách riêng như Chỉ thị 121/CT-TW ngày 26 tháng 10 năm 1981 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đối với đồng bào Chăm tạo điều kiện cho đồng bào Chăm phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Thông tri 03/TT/TW ngày 17 tháng

10 năm 1991 về công tác đối với đồng bào Chăm, Nghị định 69/CP/99, Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX...

Với đặc điểm khá đặc biệt xét trên phương diện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, luật tục người Chăm còn ảnh hưởng nặng nề đến đời sống cộng đồng, việc giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào người Chăm là vấn đề cần thiết có ý nghĩa quan trọng, thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác dân tộc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 28 - 30)