Xác định nội dung giáo dục pháp luật thiết thực, lựa chọn những hình thức giáo dục pháp luật phù hợp, có hiệu quả với đồng bào người Chăm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 69 - 76)

hình thức giáo dục pháp luật phù hợp, có hiệu quả với đồng bào người Chăm

Với đối tượng giáo dục pháp luật đặc thù là cán bộ, nhân dân ở nông thôn vùng dân tộc thiểu số người Chăm, cần lựa chọn những nội dung pháp luật phù hợp, đơn giản, thiết thực liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Phải gắn với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương để lựa chọn nội dung cho phù hợp. Đặc biệt, nên chú trọng các nội dung về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Dân sự, Luật Đất đai, Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, Qui chế dân chủ ở cơ sở, chính sách pháp luật về dân tộc, tôn giáo... Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật phải được làm thường xuyên chứ không thể theo phong trào hoặc khi có văn bản pháp luật mới khi đó mới tuyên truyền.

Song song với việc lựa chọn nội dung giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng thì việc lựa chọn hình thức nào để giáo dục pháp luật có hiệu quả lại càng quan trọng hơn. Qua thực tiễn triển khai công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho thấy mỗi hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật đều có thế mạnh riêng, ưu điểm riêng bổ trợ cho nhau. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương với mỗi điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng đặc thù cần có hình thức giáo dục pháp luật phù hợp thì giáo dục pháp luật mới đạt hiệu quả. Vì vậy, không thể cùng một lúc thực hiện một cách tràn lan tất cả các hình thức mà cần tập trung chỉ đạo thực hiện các hình thức giáo dục pháp luật có hiệu quả phù hợp với địa phương, đối tượng.

Đối với đối tượng giáo dục pháp luật là đồng bào người Chăm với những đặc điểm đặc thù về điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội thì việc cụ thể hóa các qui định pháp luật cơ bản bằng những tờ rơi kết hợp với tranh vẽ và phổ biến đến tận người dân để khi nhìn vào tranh vẽ các tờ rơi người dân hiểu được nội dung của pháp luật mà chúng ta cần gửi tới là vô cùng hiệu quả. Bên cạnh hình thức đó thì hình thức tuyên truyền miệng cũng là hình thức có hiệu quả cao, ưu điểm cơ bản của hình thức này là huy động được nhiều phương tiện hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả như tuyên

truyền giáo dục pháp luật thông qua mạng lưới đài truyền thanh cơ sở, qua hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý là các già làng, các vị chức sắc, các trưởng dòng họ, trưởng thôn, thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở...

Theo tác giả luận văn, các hình thức giáo dục pháp luật được xem là phù hợp có hiệu quả nhất đối với đồng bào người Chăm là giáo dục pháp luật thông qua hệ thống phát thanh truyền hình, thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở và giáo dục pháp luật thông qua các sinh hoạt lễ hội truyền thống.

* Giáo dục pháp luật thông qua hệ thống phát thanh truyền hình

Với hình thức giáo dục pháp luật này sẽ dễ dàng tác động đến đông đảo các tầng lớp nhân dân ở địa phương từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số... phạm vi tác động rộng lớn và trực tiếp đến tận thôn, làng, cụm dân cư... Hình thức giáo dục pháp luật qua mạng lưới truyền thanh vừa mang tính thời sự, tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm vừa bảo đảm tính kế hoạch định hướng lâu dài. ở tỉnh, Sở Tư pháp phải chủ động biên soạn, biên dịch song ngữ bằng tiếng Việt - Chăm và thâu băng catset giới thiệu những chuyên đề pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân, cấp phát cho các đài truyền thanh cấp huyện và hệ thống loa truyền thanh ở cấp xã có đồng bào Chăm sinh sống.

ở cấp huyện, hệ thống truyền thanh và truyền hình huyện nên mở các chuyên mục tìm hiểu pháp luật, giải đáp pháp luật trên đài truyền thanh, truyền hình địa phương, hệ thống loa truyền thanh của các xã đặt tại các thôn phải dành một thời gian đáng kể để phát chương trình pháp luật như: giới thiệu nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật mới, câu chuyện pháp luật, phổ biến các cuộc thi tìm hiểu pháp luật... phục vụ nhu cầu nâng cao kiến thức pháp luật của nhân dân địa phương. Sở Tư pháp nên lựa chọn có tính định hướng những nội dung pháp luật tuyên truyền trên mạng lưới truyền thanh từ tỉnh đến cơ sở phù hợp với tình hình địa bàn và đặc thù đối tượng người nghe nhằm thu hút đông đảo nhân dân quan tâm theo dõi chương trình. Chương trình phát thanh về pháp luật nên tập trung vào những nội dung chủ yếu:

- Phổ biến có hệ thống, thường xuyên những văn bản pháp luật cơ bản, trọng tâm của trung ương và chính quyền địa phương các cấp có liên quan trực tiếp đến công tác, cuộc sống hàng ngày của cán bộ, nhân dân.

- Giải đáp pháp luật, kiến nghị của nhân dân địa phương liên quan đến những qui định pháp luật, tình hình thực thi và chấp hành pháp luật ở cơ sở.

- Thông tin phản ánh tình hình pháp luật ở địa phương, giới thiệu gương người tốt, việc tốt trong việc chấp hành pháp luật, các hoạt động tư pháp ở địa phương, công tác hộ tịch, trợ giúp pháp lý, xây dựng qui ước khu dân cư, hòa giải ở cơ sở...

- Tiểu phẩm, câu chuyện truyền thanh có nội dung tuyên truyền pháp luật. Việc giáo dục pháp luật qua hệ thống loa truyền thanh muốn đạt hiệu quả như mong muốn cần phải xác định thời lượng, bố trí thời gian phát thanh cho phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân địa phương để thu hút đông đảo người nghe, phát huy cao nhất hiệu quả của chương trình.

* Giáo dục pháp luật thông qua công tác hòa giải ở cơ sở

Việc hòa giải vốn đã có từ lâu trong nhân dân ta, các tổ hòa giải được thành lập để giải quyết những vi phạm và tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Để quản lý và nâng cao hiệu quả của công tác này, về mặt Nhà nước Hiến pháp năm 1992 trong Điều 127 qui định: "ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo qui định của pháp luật".

Điều 1 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải năm 1998 qui định:

Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư [46, tr. 2].

Để qui định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, khoản 1 Điều 2 Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ làm rõ:

Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự trong cộng đồng dân cư [10, tr 2].

Khi nhân dân sống tập trung thành từng cụm dân cư (xóm, làng, thôn) thì hình thành những tình cảm xóm, thôn, làng như tối lửa, tắt đèn có nhau, nhưng đồng thời cũng bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cuộc sống đời thường như đường ranh, lối ngõ, ruộng vườn, nhà cửa... Vì vậy, hoạt động hòa giải ở cơ sở vừa giữ gìn được sự đoàn kết giữa các bên, bảo vệ được tình làng nghĩa xóm và thuần phong mỹ tục, tránh được kiện tụng kéo dài tốn kém.

Công tác hòa giải và công tác phổ biến giáo dục pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể nói công tác hòa giải là một hình thức phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực và có hiệu quả, bởi vì hòa giải không chỉ dựa vào đạo đức xã hội, tình làng nghĩa xóm mà còn phải dựa vào pháp luật và qua hòa giải sẽ thực hiện được việc phổ biến giáo dục pháp luật cho các đương sự và nhân dân.

Với đặc điểm sống tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển, về hình thái cư trú, người Chăm ở Ninh Thuận sống tập trung ở những khu vực riêng gọi là các play Chăm (thôn hay làng) khá tách biệt. Thông thường, mỗi play Chăm là một cộng đồng dân cư theo một tôn giáo nhất định, nhưng đôi khi họ cũng sống xen ghép với các dân tộc khác. Trong quản lý nhà nước, hình thức giáo dục pháp luật thông qua công tác hòa giải là rất có hiệu quả bởi tính gần gũi với cuộc sống thường ngày. Từ những mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp nhỏ giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc, làng xóm, việc hòa giải được thực hiện trực tiếp với người thật, việc cụ thể. Cán bộ hòa giải dựa vào pháp luật làm chuẩn mực để giải thích, thuyết phục với lời lẽ giản dị, dễ hiểu, thấu tình đạt lý, rồi lựa cách vận động, khuyên bảo các bên thực hiện đúng pháp luật nhất là các việc trong tranh chấp đất đai, dân sự, các vi phạm pháp luật nhỏ chưa đến mức phải xử lý hành chính hoặc hình sự. Đây là hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng và phù hợp với các quan hệ xã hội ở vùng đồng bào

dân tộc thiểu số nói chung, vùng đồng bào người Chăm nói riêng. Bởi lẽ lực lượng làm công tác hòa giải - tuyên truyền phổ biến pháp luật không phải ai khác mà chính là người dân tộc, là "người của làng", ngoài sự hiểu biết pháp luật họ còn hiểu biết phong tục tập quán, truyền thống dòng họ, đặc điểm tâm lý, tín ngưỡng dân tộc, nắm bắt gia cảnh của các đối tượng cần hòa giải và hơn thế nữa họ là những người có uy tín và được kính nể trong cộng đồng như trưởng thôn, trưởng làng, trưởng các dòng họ (hiện Ninh Thuận có hơn 70% hòa giải viên trong cộng đồng các dân tộc ít người là trưởng thôn, trưởng làng). Với hình thức này, chỉ thông qua một vụ việc cụ thể cần hòa giải, các hòa giải viên có thể tiến hành cùng lúc lồng ghép việc phổ biến pháp luật cho nhiều đối tượng trong gia đình, dòng họ, làng, xóm để giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, kêu gọi tình làng nghĩa xóm và tình cảm gia đình, dòng họ... để "tránh cái xảy nảy cái ung", để "mâu thuẫn to làm cho nhỏ lại, mâu thuẫn nhỏ làm cho mất đi", để giữ gìn sự bình yên trong mỗi gia đình, làng, xã.

Thực tế trong cộng đồng người Chăm, từ bao đời nay vẫn tồn tại hội đồng phong tục hay hội đồng hòa giải do dân bầu chọn với các thành viên có uy tín như sư cả, trưởng họ... đã hòa giải thành nhiều vụ xung đột, xích mích, tranh chấp giữa các thành viên trong cùng một dòng họ hoặc giữa các dòng họ với nhau, điều hòa được các mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng xã...

Tuy nhiên, để hình thức giáo dục pháp luật thông qua công tác hòa giải đạt hiệu quả thì việc bầu ban hòa giải phải bảo đảm dân chủ, công khai, lựa chọn những người có uy tín cao trong cộng đồng, hiểu biết phong tục tập quán của dân tộc. Các thành viên tham gia tổ hòa giải phải được phổ biến giáo dục các nội dung của pháp lệnh về hoạt động hòa giải ở cơ sở tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

* Giáo dục pháp luật qua hoạt động lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm

Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng. Nói đến sinh hoạt lễ hội truyền thống của các dân tộc cũng có nghĩa là nói đến văn hóa truyền thống của dân tộc đó. Muốn đưa pháp luật vào đời sống xã hội của các dân tộc không thể tách rời mà phải sử dụng triệt để các yếu tố truyền thống dân tộc để phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật.

Một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống gắn bó mật thiết với cuộc sống người Chăm đó là các sinh hoạt lễ hội. Người Chăm có rất nhiều lễ hội, ngoài các lễ hội lớn như lễ Tống Ôn đầu năm Chăm lịch (Rija nugar) nhằm mục đích cầu cho thần linh ban phát mưa thuận, gió hòa đồng thời tống khứ những điều xấu của năm cũ, đón nhận những điều tốt lành trong năm mới;

Lễ chặn nguồn nước (Kaphalâu kraưn) được tổ chức vào tháng 8 Chăm lịch ở đầu nguồn các sông lớn nhằm cầu xin các vị thần ngăn chặn lũ lụt. Lễ này do nhiều làng ở cùng khu vực tổ chức, có sự tham gia của các chức sắc ChămBàlamôn và Chăm Bàni; Lễ chém trâu tế thần (Ngăpkabau yang patau) lễ được tổ chức 7 năm một lần vào tháng 7 Chăm lịch tại núi Đá trắng thôn Như Bình xã Phước Thái huyện Ninh Phước. Lễ này gắn liền với nhiều truyền thuyết liên quan đến "sự tích con chằn tinh" nên người Chăm chủ yếu là cúng để "chằn tinh" khỏi quậy phá mùa màng và cuộc sống của con người. Lễ do ông cai quản ruộng đất, thủy lợi (ôn hamuta); ông cai đập (Binuk); thầy kéo đàn Kanhi, bà bóng, thầy vỗ tham gia thực hiện.

Lễ cầu xin thần mẹ xứ sở (Rija nưgar) là lễ lớn được đông đảo người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận tham gia, thời gian tiến hành vào ngày thứ 5 và thứ 6 của tuần đầu tháng giêng lịch Chăm.

Ngoài các nghi lễ trên, người Chăm còn có các loại lễ nghi liên quan đến nông nghiệp, chu kỳ cây lúa như lễ dựng chòi (pađăng pađai tuan); lễ cúng thần ruộng đẻ nhanh (lêu pô bhum); lễ cúng lúa làm đòng (Dôk tian); lễ mừng lúa về nhà (pa a paday tagik lan); lễ cúng ông (Bơng kata); lễ cúng bà (Bơng chabur); lễ khai mương đắp đập (pơh paubơng yang; lễ múa ban ngày (Rija harei); lễ múa ban đêm (Rijadayop)... Các hoạt động lễ hội truyền thống thể hiện tục lệ, phong tục lâu đời của đồng bào Chăm, là những nghi lễ đã ăn sâu vào nếp sống của đồng bào Chăm. Vì vậy, trong các dịp lễ này tùy thuộc vào điều kiện cụ thể nên chọn các nội dung pháp luật về nếp sống mới, về trật tự an toàn xã hội, về hôn nhân gia đình, về đất đai... để phổ biến cho mọi người và để làm tốt được việc này, điều quan trọng là cần phát huy tốt đa vai trò của các vị chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng họ v.v...

Triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chăm nói riêng là một công việc khó khăn đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và năng động, sáng tạo không chỉ của cơ quan Sở Tư pháp mà của tất cả các cơ quan tổ chức hữu quan ở địa phương, trước hết là cơ quan văn hóa thông tin, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ... thực tế cho thấy rằng, xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội và trình độ dân trí của đồng bào dân tộc ít người, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn này cần được thực hiện với phương cách riêng, đặc thù so với những vùng khác mà trước hết là kết hợp với nâng cao đời sống` văn hóa tinh thần.

Việc tổ chức đưa nội dung pháp luật vào các lễ hội này có nhiều thuận lợi, gọn không đòi hỏi đầu tư nhiều kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian chuẩn bị. Người tham gia tổ chức (chủ thể tuyên truyền giáo dục pháp luật) rất phong phú, trong đó những nghệ nhân ở cơ sở là đối tượng tích cực. Với hình thức này sẽ thu hút đông đảo quần chúng tham gia tự nguyện, khác với các cuộc họp hiện nay, thông thường mỗi hộ gia đình chỉ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay ppt (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)